Trong chuyến vi vu vùng đất cuối trời Tổ quốc, bạn chắc chắn sẽ hoàn toàn choáng ngợp khi được chiêm ngưỡng vô số khung cảnh thiên nhiên kỳ vĩ của những khu rừng ngập mặn Cà Mau hay ngỡ ngàng trong dòng lịch sử tại các khu di tích, di sản văn hóa đặc sắc và hòa mình trong lối sống bình dị, mộc mạc của con người nơi đây. Thế nhưng, đi cùng những điều giản đơn đó, vùng đất này còn nổi tiếng với hàng trăm món đặc sản dân dã có một không hai và điển hình chính là bánh tầm cay Cà Mau. Sở hữu hương vị dân dã đầy cuốn hút, đây chắc chắn là món ngon không thể thiếu trong danh sách đặc sản mà bạn nên nếm thử. Cung Chiasene.com khám phá những điểm hấp dẫn của món bánh tầm cay độc đáo này qua bài viết dưới đây nhé.
1. Giới thiệu đôi nét về bánh tầm cay Cà Mau
1.1 Bánh tầm cay – Đặc sản dân dã nơi miền Tây sông nước
Vùng đất Cà Mau vốn nức tiếng bởi nền ẩm thực dân dã và độc đáo bắt nguồn từ những nguyên liệu đơn giản, bình dị của miền Tây sông nước với nhiều món ăn trứ danh như bún nước lèo, lẩu mắm, cá khô khoai chấm nước mắm me, rùa rang muối, khô cá đù… Trong đó phải kể đến món bánh tầm cay Cà Mau tưởng lạ mà quen với hương vị mang đậm bản sắc vùng sông nước khiến bao người đắm say.
Bánh tầm cay Cà Mau còn được người dân địa phương gọi là bánh tằm cay bởi vì sợi bánh có hình dáng to mập, trắng trẻo giống như những con tằm. Món bánh tầm vốn dĩ có rất nhiều loại khác nhau như bánh tầm bì, bánh tầm ngọt, bánh tầm xíu mại hay bánh tầm cà ri cay. Tuy nhiên, món đặc sản nổi tiếng mà Chiasene.com giới thiệu đến bạn là bánh tầm cay Cà Mau được ăn kèm với cà ri hoặc xíu mại.
Bánh tầm cay Cà Mau là món ngon nổi tiếng xứ Đất Mũi mang đậm hương vị miền Tây
1.2 Những quán bánh tầm cay nức tiếng tại Cà Mau
Bánh tầm cay Cà Mau là món ăn đường phố quen thuộc của người dân địa phương nên khi đến với xứ Đất Mũi, bạn sẽ dễ dàng nhìn thấy đặc sản này ở hàng quán bình dân, chỗ vỉa hè hay các xe di động. Dưới đây là một số quán bánh tầm cay Cà Mau nổi tiếng mà bạn có thể tham khảo.
– Bánh tầm cay Ông Đạo: Số 24A Bùi Thị Xuân, phường 4, thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau.
– Bánh tầm cay Cô Lan: Số 15/47 Lý Bôn, phường 2, thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau.
– Bánh tầm cay A Xi Giá: Đường Trưng Nhị, phường 2, thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau.
– Bánh tầm cay xíu mại 62: Số 62 Nguyễn Hữu Lê, phường 2, thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau.
– Bánh tầm cay 206: Số 206 Trần Hưng Đạo, phường 5, thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau.
– Bánh tầm cà ri cay: Số 54 Lý Bôn, phường 2, thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau.
Xem thêm: Bánh phồng tôm Năm Căn, đặc sản đậm đà hương vị biển
Bạn có thể dễ dàng thưởng thức món đặc sản trứ danh này ở nhiều hàng quán bình dân tại Cà Mau
2. Bánh tầm cay Cà Mau có gì hấp dẫn?
2.1 Cách chế biến bánh tầm cay Cà Mau
Giống như lươn um lá nhàu Cà Mau, đây là món ăn trứ danh chỉ người dân địa phương mới có thể làm được. Mặc dù công thức và nguyên liệu không quá cầu kỳ, phức tạp nhưng trong suốt các công đoạn chế biến bánh tầm cay Cà Mau đòi hỏi người làm phải hết sức tỉ mỉ. Chỉ riêng cách làm phần bánh tầm đã phải tốn khá nhiều công sức do phải chọn được loại gạo thật ngon, hạt mẩy, sau đó đem ngâm trong nước sạch qua đêm rồi sáng sớm hôm sau mới xay thành bột. Khi bột đã xay mịn thì hòa cùng với nước rồi đun trên bếp lửa riu riu cho tới lúc sánh đặc lại. Tiếp đến, người dân sẽ cho hỗn hợp bột và nước vào máy xay để tạo ra những sợi bánh tầm cay Cà Mau chuẩn chỉnh nhất. Với những nhà làm bánh mà không có máy móc thì họ sẽ dùng chính đôi bàn tay điêu luyện, dẻo dai tách miếng bột đã đông đặc lại thành từng sợi to khoảng chừng nửa ngón tay út. Cách làm thủ công này tuy mất sức cũng như tốn nhiều thời gian nhưng bù lại, sợi bánh tầm cay Cà Mau cũng dai và ngon hơn.
Sau khi đã hoàn thành xong công đoạn làm bánh tầm cay Cà Mau thì sẽ bắt đầu chế biến các món ăn kèm như cà ri gà, xíu mại, thịt nướng hoặc tàu hũ ky. Tùy theo khẩu vị mà mỗi người sẽ có các công thức chế biến món ăn kèm khác nhau nhưng thông thường, bột cà ri luôn có đầy đủ nguyên liệu như hoa hồi, bột nghệ, đinh hương, ớt khô, quế chi và hạt mùi khô. Tất cả đều được rang thơm và xay nhuyễn để kết hợp với nhau một cách hài hòa nhất. Đặc biệt, cà ri dùng kèm được xem như “linh hồn” của món bánh tầm cay Cà Mau nên cần phải chế biến thật kỹ lưỡng và chuẩn vị. Bước vào các quán ăn bán bánh tầm cay Cà Mau, bạn sẽ nhìn thấy ngay một chiếc nồi rất to đựng đầy nước dùng cà ri đỏ au và lúc nào cũng sôi sùng sục ở trên bếp than hồng. Khi khách gọi món, bà chủ sẽ múc cà ri trong nồi ra rồi chan vào bát bánh tầm cay Cà Mau trắng tinh, kèm với đó là đĩa rau sống gồm giá đỗ, húng quế tươi rói và chén muối tiêu chanh để chấm thịt gà.
Sợi bánh tầm cay được làm từ loại gạo hảo hạng nên trắng trẻo và vô cùng đầy đặn
Nồi nước dùng cà ri sánh đặc và đậm đà – “Linh hồn” của món bánh tầm cay Cà Mau
2.2 Hương vị món bánh tầm cay Cà Mau
Thoạt nhìn, có lẽ bạn sẽ thấy món bánh tầm cay trông khá giống bún cà ri béo Cà Mau. Tuy nhiên phải nếm thử thì mới biết được nước dùng của bánh tầm cay Cà Mau đặc sánh hơn nhiều và hương vị chủ yếu là cay nồng. Mặc dù rất cay nhưng vẫn không hề làm mất đi hương vị nguyên bản của các thành phần khác và chính vị cay này mới làm nên độ thơm ngon của món bánh nổi tiếng. Sợi bánh tầm cay Cà Mau cực kỳ đầy đặn, mũm mĩm, nhỏ hơn sợi bún bò Huế nhưng lại to hơn sợi bún thường và khi ăn có vị bùi bùi, dai dẻo. Vì sợi bánh tầm được làm từ công thức riêng của người dân Cà Mau nên chắc chắn bạn sẽ không thể tìm thấy món ăn độc đáo này ở bất cứ nơi nào khác.
Thông thường, bánh tầm cay Cà Mau đúng chuẩn sẽ được ăn kèm với xíu mại, cà ri gà và trứng gà non cho món ăn thêm phong phú và bổ dưỡng. Đặc biệt, mỗi món ăn kèm lại mang đến một hương vị riêng biệt cho món bánh tầm cay Cà Mau. Điển hình như bánh tầm gà thì sẽ được rưới một lớp nước dùng cà ri vàng ruộm lên trên mặt bánh rồi cho thêm chút thịt và mề gà. Khi thưởng thức, bạn sẽ trộn đều cho sợi bánh tầm thấm đẫm nước dùng rồi ăn chung với rau sống, giá đỗ, húng quế và chấm cùng chén muối tiêu chanh là sẽ thấy ngay hương vị cay nồng, mặn, ngọt hòa quyện vào nhau khiến bạn có thể ăn hoài không ngán. Trong khi đó, bánh tầm xíu mại thì cần chọn loại thịt ngon, đầy đủ nạc và mỡ, nêm nếm gia vị vừa miệng để có thể hòa quyện với nước dùng cà ri nồng nàn mà vẫn giữ được vị béo ngậy của xíu mại.
Bánh tầm cay Cà Mau thường được ăn kèm với thịt gà, xíu mại, trứng cùng rau sống, giá đỗ và một chén muối tiêu chanh
Hương vị cay nồng của nước dùng cà ri hòa quyện với độ dai dẻo của sợi bánh tầm cùng nhiều nguyên liệu khác khiến món ăn trở nên thơm ngon khó cưỡng
Bánh tầm cay Cà Mau là một trong những đặc sản nức tiếng vùng Đất Mũi mà bạn nhất định không thể bỏ qua trong cẩm nang du lịch. Nếu có dịp ghé thăm nơi đây thì đừng quên thưởng thức món ăn độc nhất vô nhị này bạn nhé.