1. Tổng quan về Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng
– Vị trí: Số 2 đường Hai Tháng Chín, phường Bình Hiên, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng
– Giờ mở cửa: 7:00 – 17:30
– Giá vé tham khảo: 60.000 VNĐ/lượt/người
Tọa lạc ở góc đường Trưng Nữ Vương và đường Bạch Đằng, điểm tham quan này nằm ngay bên bờ sông Hàn. Đây là nơi lưu giữ các giá trị văn hóa Chăm Pa lớn nhất Việt Nam và là niềm tự hào của người dân thành phố Đà Nẵng.
Bảo tàng Điêu khắc Chăm còn có cái tên là Cổ viện Chàm.
Một số cuộc khảo cổ về văn hóa Chăm Pa có quy mô lớn đã được tiến hành vào cuối thế kỷ 19. Bởi những người Pháp làm trong ngành khảo cổ học và trường Viễn Đông Bác Cổ. Rất nhiều cổ vật có giá trị lịch sử được tìm thấy, do đó bảo tàng ra đời và vai trò lưu giữ và bảo tồn các hiện vật này. Đến những năm 1930, bảo tàng lại được mở rộng hơn nữa để có thể lưu giữ được số lượng lớn cổ vật được khai quật.
Xem thêm:Bảo tàng tranh 3D Art in Paradise – Xứ sở thần tiên trong lòng Đà Nẵng.
Nơi đây chính là những di tích, dấu ấn lịch sử thực tế nhất mà bạn không thể tìm thấy ở bất cứ quyển sách nào. .
.
2. Điểm nổi bật của Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng
Bảo tàng Điêu khắc Chăm được biết đến là một điểm tham quan với lối kiến trúc độc đáo, hệ thống cổ vật phong phú và mang ý nghĩa thời đại
2.1 Kiến trúc độc đáo của Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng
Trải qua nhiều cuộc chiến tranh, kiến trúc của Bảo tàng Điêu khắc Chăm vẫn còn nguyên vẹn và trở thành chứng nhân lịch sử. Vào những năm 1915, hai kiến trúc sư người Pháp đã xây dựng nên những tòa nhà đầu tiên của bảo tàng.
Đến với Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng, bạn không chỉ mường tượng lại một phần lịch sử Việt nam qua các hiện vật. Mà còn có thể tận hưởng và chiêm nghiệm lối kiến trúc giao thoa giữa Á Đông và phong cách Pháp.
Không gian bảo tàng cũ kỹ đã được mở rộng và trùng tu thành từng phòng trưng bày với chủ đề khác nhau như: phòng Trà Kiệu, phòng Đồng Dương, phòng Mỹ Sơn, phòng Tháp Mẫm.
Ngoài ra, sau khi trải qua các quá trình trùng tu và tôn tạo, nơi đây có thêm không gian cho các hoạt động giáo dục và khu vực dịch vụ, khu vực biểu diễn. Dãy hành lang của nơi đây còn được đặt tên theo các địa danh như: Quảng Nam, Bình Định, Quảng Ngãi, Kontum.
Bảo tàng chính là nơi đúc kết của tâm huyết, đam mê và công sức của những nhà khảo cổ học đến từ trường Viễn Đông Bác Cổ (Pháp), nhà kiến trúc sư người Pháp và những người Việt Nam đam mê khảo cổ.
Nơi đây tập hợp rất nhiều cổ vật được thu thập từ Vương quốc Chăm Pa cổ.
2.2 Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng lưu giữ số lượng lớn cổ vật
Nơi đây lưu giữ hơn 2000 cổ vật với kích thước lớn nhỏ khác nhau. Tất cả được thu thập và sưu tầm từ rất nhiều người tâm huyết với cổ vật trên khắp cả nước.
Trong số những cổ vật có giá trị lịch sử đó, đang có khoảng 1200 cổ vật được lưu giữ bên trong kho một cách cẩn thận và chưa đưa ra trưng bày. Hơn 185 hiện vật được trưng bày ở phía bên ngoài, hay khuôn viên của bảo tàng.
Ngoài ra, còn có khoảng 500 cổ vật được lưu giữ và trưng bày gọn gàng, cẩn thận bên trong bảo tàng.
2.3 Lắng nghe ý nghĩa của Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng
Nhờ các hiện vật cổ này mà bạn có thể tìm hiểu và biết thêm nhiều ý nghĩa thú vị về nền văn hóa Chăm Pa. Hơn nữa, còn có thêm nhiều kiến thức lịch sử của một quốc gia đã từng rất thịnh vượng mang tên Chăm Pa.
Tùy thuộc vào khu vực được khai quật và sưu tầm mà cổ vật sẽ được chia thành các phòng trưng bày khác nhau, giúp cho việc tham quan, tìm hiểu và nghiên cứu thuận tiện, dễ dàng hơn. Đa phần các cổ vật ở nơi đây đều được làm từ sa thạch, đồng, đất sét nung,… Điểm đặc biệt chính là các hoa văn, họa tiết chạm khắc rất tinh tế, mang nét đặc trưng của dân tộc Chăm.
Phía sau của bảo tàng là phòng trưng bày các loại tranh ảnh, tài liệu nghiên cứu, kiến trúc Chăm và các công trình đặc sắc khác của các nước Đông Nam Á.
3. Khám phá Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng
Bảo tàng Điêu khắc Chăm có 4 phòng trưng bày, trong đó bao gồm:
3.1 Tham quan phòng trưng bày Đồng Dương
Đồng Dương được biết đến là trung tâm phật giáo của Vương quốc Chăm Pa. Nơi đây cách thánh địa Mỹ Sơn khoảng tầm 20km về phía Nam. Do đó, phòng trưng bày Đồng Dương sẽ mang đến cho bạn các tác phẩm điêu khắc mang hơi hướng Phật giáo. Bạn sẽ có cơ hội thưởng thức những đường chạm trổ cầu kỳ, tỉ mỉ, tinh xảo của các tác phẩm này. Đây là sự pha trộn của các hơi hướng như: Trung Quốc, Ấn Độ và Chăm Pa.
Phòng trưng bày Đồng Dương là nơi mà bạn có thể thoải mái chiêm ngưỡng các tác phẩm nghệ thuật của tháp Đồng Dương. Trong 21 tác phẩm trưng bày thì đặc biệt nhất chính là tượng Bồ Tát, tượng thần Deva, và Đài thờ Đông Dương,… Dù đây chỉ là một mảng nhỏ của tháp Đồng Dương nhưng bạn cũng sẽ dễ dàng hình dung, mường tượng ra được sự uy nghiêm, tráng lệ và nguy nga của khu Phật viện, đền tháp này.
Du khách chụp hình cùng cổ vật.
3.2 Phòng trưng bày Mỹ Sơn
Nơi đây là khu vực chỉ dành riêng cho các cổ vật được sưu tầm và phát hiện từ thánh địa Mỹ Sơn, Quảng Nam. Phòng trưng bày Mỹ Sơn là nơi lưu giữ 18 cổ vật đến từ 3 nhóm: tháp chính, tháp phụ và tường tháp cổ hay cổ vật trang trí trên phần trán cửa. Đến đây, bạn có thể check-in Đà Nẵng cùng với cổ vật.
Phòng Mỹ Sơn của Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng còn là nơi lưu giữ các hiện vật, cổ vật nổi bật và độc đáo như: tượng thần Shiva, tượng thần Ganesha, đản sinh Brahma,…
Những hiện vật điêu khắc được chạm khắc rất tinh tế.
Nét độc đáo của nơi này chính là những cổ vật thật được trưng bày ở mọi nơi
3.3 Phòng trưng bày Tháp Mẫm – Bình Định
Có thể nói rằng, phòng Tháp Mẫm là nơi trưng bày của các cổ vật mang nét văn hóa đặc trưng của người Chăm Pa sống và lưu lạc ở tỉnh Bình Định. Mặc dù các hiện vật có niên đại rất lâu, từ thế kỷ XII – thế kỷ XV, nhưng hầu hết đều giữ được sự nguyên bản, vẹn tròn nhờ được bảo quản rất tốt.
Có tổng cộng khoảng 67 tác phẩm điêu khắc tinh xảo, tỉ mẫn được phòng trưng bày Tháp Mẫm lưu giữ. Tất cả các tác phẩm này đều thể hiện được tinh thần và nét văn hóa riêng biệt của người Chăm Pa xưa.
Hướng dẫn viên du lịch đang thuyết trình về các cổ vật.
3.4 Phòng trưng bày Trà Kiệu
Phòng Trà Kiệu là nơi trưng bày các hiện vật từ kinh đô đầu tiên của người Chăm Pa xưa. Phòng trưng bày này hiện nay đang lưu giữ hơn 40 tác phẩm và cổ vật. Trong đó, phải kể đến các cổ vật độc đáo như: Shiva, Vishnu, đài thờ,…. Tất cả đều có tuổi đời hàng thiên niên kỷ từ thế kỷ VII – VIII, thế kỷ XI-XII.
Bảo tàng Điêu khắc Chăm là nơi bảo tồn, gìn giữ và phát huy các giá trị vật chất và tinh thần về giai đoạn hưng thịnh của Vương quốc Chăm Pa cổ. Đến đây, bạn có thể thoải mái chìm đắm và hồi tưởng những âm vang trong quá khứ được tái hiện qua các hiện vật cổ quý giá.
Các cổ vật ở đây có tuổi đời từ rất lâu.
Rất nhiều du khách trong và ngoài nước đến đây để tham quan.
4. Đến Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng cần lưu ý gì?
Khi đến tham quan Bảo tàng Điêu khắc Chăm hay bất cứ bảo tàng nào, bạn cũng nên lưu ý những điều sau để vừa có chuyến tham quan thoải mái, vừa giữ gìn và bảo vệ các di tích lịch sử.
Không nên chạm, sò, vuốt,….vào hiện vật. Tuyệt đối không tác động đến các cổ vật
Không sử dụng đèn flash để chụp ảnh hiện vật. Không mang các loại chân máy ảnh để quay phim, chụp ảnh tại viện bảo tàng.
Tuyệt đối không được hút thuốc và nhớ vứt rác đúng nơi quy định. Giữ gìn khuôn viên và cảnh quan của viện bảo tàng.
Không cười đùa, chạy nhảy, gây tiếng ồn lớn trong lúc thăm quan. Đi nhẹ, nói khẽ, tránh ảnh hưởng đến người xung quanh.
Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng là nơi gìn giữ, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa vật thể về thời kỳ Chăm Pa cổ xưa. Đây là điểm đến mang tính di sản có giá trị văn hóa – nghệ thuật rất cao. Do vậy, nếu có dịp đến khám phá Đà Nẵng, bạn đừng quên ghé đến đây nhé. Hy vọng những thông tin Chiasene.com vừa cung cấp sẽ gợi ý cho bạn một điểm đến giá trị.