Chinh phục Đỉnh Bàn Cờ nóc nhà Đà Nẵng trên độ cao 700m

1. Giới thiệu tổng quan về Đỉnh Bàn Cờ Đà Nẵng

Đỉnh Bàn Cờ là thắng cảnh nổi tiếng nằm ở địa phận tỉnh Sơn Trà, nơi vốn được biết đến là viên ngọc của Đà Nẵng khi sở hữu nhiều khung cảnh đẹp. Từ đỉnh Bàn Cờ du khách có thể chiêm ngưỡng được thiên nhiên phong phú, đa dạng cùng không khí mát mẻ, trong lành có sự kết hợp giữa núi, biển và những bãi cát dài phía dưới. Đây cũng là lý do chính mà đỉnh Bàn Cờ rất được lòng các du khách.

Ngoài ra đỉnh Bàn Cờ còn được biết đến với mệnh danh “nóc nhà của Đà Nẵng” khi nằm trên độ cao khoảng 700m so với mực nước biển. Đứng ngang hàng với đất trời và phóng tầm mắt ra xa bạn có thể thấy biển uốn lượn theo triền núi, hòa cùng sắc xanh của cây cối, phía xa xa là những tòa nhà cao chọc trời, cây cầu bắt ngang sông Hàn hay từng con thuyền lênh đênh trên biển…

Chinh phục Đỉnh Bàn Cờ nóc nhà Đà Nẵng trên độ cao 700m 2

Đỉnh Bàn Cờ gắn liền với sự tích từ thời xa xưa truyền lại

Xem thêm: Đã đến Đà Nẵng, thì phải oanh tạc 5 ngọn núi ở Ngũ Hành Sơn

2. Lý giải sự tích tên đỉnh Bàn Cờ

Tương truyền ngày xưa có một Ông Tiên giáng trần ngồi nghỉ ngơi trên phiến đá rộng ở Đảo Sơn Trà. Thấy phong cảnh nơi đây quá hữu tình nên ông đã hóa phép biến ra một bàn cờ với đầy đủ các quân cờ trên phiến đá. Tình cờ ngay lúc Đế Thích đi du ngoạn ngang qua thấy Ông Tiên chơi cờ một mình bèn lại gần để xin được chỉ giáo.

Hai ông đánh cờ bất phân thắng bại, đến nhiều ngày sau đó mà ván cờ vẫn chưa kết thúc. Bỗng nhiên đang lúc đánh cờ lại có vài tiên nữ dừng chân xuống bãi tắm gần đó nô đùa cùng nhau dưới làn nước xanh. Tiếng cười nói của các nàng khiến Đế Thích phân tâm và đi sai nước cờ, Tiên Ông nhanh chóng chớp lấy thời cơ, khóa nước rồi kết thúc trận.

Chinh phục Đỉnh Bàn Cờ nóc nhà Đà Nẵng trên độ cao 700m 3

Tượng Đế Thích với bàn cờ được người dân dựng lên trên đỉnh núi cao

Sau khi thắng Đế Thích ông Tiên tạm biệt và bay về trời, để lại Đế Thích buồn rầu ngồi ngẫm nghĩ cách phá giải bàn cờ này nhưng sau nhiều ngày suy nghĩ vẫn không thể phá được. Theo truyền thuyết truyền tai nhau, người dân đã kẻ bàn cờ lên phiến đá và tạc tượng ông lão chính là Đế Thích. Còn nơi các tiên nữ vui đùa thì sau này được đặt tên là bãi tắm Tiên Sa.

Dù chỉ là truyền thuyết nhưng vẻ đẹp cũng như tượng Đế Thích chống cằm suy nghĩ trước các thế cờ vẫn khiến du khách hết sức thích thú. Qua đó chúng ta có thể cảm nhận được cả một giai thoại mang màu sắc thần tiên, cổ tích.

3. Hướng dẫn đường lên đỉnh Bàn Cờ

Vẻ đẹp ấn tượng của nóc nhà này đã khiến bao du khách đam mê khám phá Đà Nẵng phải dành thời gian ghé thăm và chinh phục tuyệt tác của thiên nhiên. Đường di chuyển từ trung tâm thành phố đến đỉnh Bàn Cờ cũng không quá khó đi, hiện có hai cách như sau:

Phương án một: Xuất phát từ cầu Thuận Phước bạn đi dọc theo đường Yết Kiêu, rẽ về phía Doanh trại quân đội nhân dân Vùng 3 Hải quân và men theo lối mòn là đến nơi. Đặc biệt cung đường này rất thích hợp cho những bạn chạy xe máy không cứng bởi nó dễ đi, nhưng cảnh quan hai bên đường thì không có gì đặc sắc so với phương án hai.

Phương án hai: Đoạn đường này thì tương đối khó đi bởi độ dốc và độ khúc khuỷu cao nhưng cảnh quan thì siêu đẹp. Khởi hành từ đường bờ biển Hoàng Sa, du khách hãy hỏi người dân cách lên chùa Linh Ứng trên bán đảo Sơn Trà, tiếp đó cứ di chuyển theo lối mòn là lên tới đỉnh.

Chinh phục Đỉnh Bàn Cờ nóc nhà Đà Nẵng trên độ cao 700m 4

Khung cảnh tuyệt đẹp hai bên đường rất đáng để khám phá

Tùy theo nhu cầu của mỗi cá nhân và cả thể trạng mà chúng ta có thể chọn di chuyển theo những hướng thích hợp để đến đỉnh núi. Nếu muốn khám phá trọn vẹn nhất thì bạn có thể lựa chọn đi lên núi bằng cung đường này rồi xuống núi bằng cung đường kia cũng được.

Chinh phục Đỉnh Bàn Cờ nóc nhà Đà Nẵng trên độ cao 700m 5

Cảnh quá đẹp nên có nhiều du khách đã dừng chân lại và chụp hình trên đường đi. Ảnh: Toàn July

4. Hướng dẫn khám phá đỉnh Bàn Cờ Đà Nẵng

4.1 Góc check-in siêu đẹp không thể bỏ lỡ

Địa điểm tham quan tại Đà Nẵng này sở hữu vẻ đẹp của chốn bồng lai tiên cảnh và cả góc check-in siêu đẹp. Bởi từ trên đây chúng ta có thể chiêm ngưỡng được vẻ đẹp toàn cảnh của cả thành phố. Không những thế bạn còn được thả hồn bay bổng cùng khung cảnh thiên nhiên bao la bất tận. Nhớ chuẩn bị sẵn máy ảnh hoặc camera điện thoại để sẵn sàng lưu giữ những khoảnh khắc đẹp nhất bạn nhé.

Chinh phục Đỉnh Bàn Cờ nóc nhà Đà Nẵng trên độ cao 700m 6

Tầm nhìn từ trên đỉnh Bàn Cờ có giá triệu đô, bao quát được toàn bộ khung cảnh thành phố bên dưới

4.2 Ngắm cảnh hoàng hôn Đà Nẵng từ đỉnh Bàn Cờ

Đỉnh Bàn Cờ được xem là vị trí hoàn hảo để chiêm ngưỡng trọn vẹn khung cảnh mặt trời lặn đỏ rực cả vùng trời. Khi những ánh nắng cuối cùng của ngày tàn dần buông xuống, khung cảnh cả thành phố hiện ra trước mắt có phần huyền ảo. Bạn có thể phóng tầm mắt ra phía xa sẽ thấy được cây Cầu Rồng đang vươn mình mạnh mẽ uốn cong bắt ngang hai bờ.

4.3 Khung cảnh bình minh lên

Bỏ lại thành phố với màn sương huyền ảo khi còn chưa kịp thức giấc sớm. bạn có thể cùng nhóm bạn hoặc người thân lên lịch đi săn bình minh trên nóc nhà Đà Nẵng. Bình minh trên đỉnh núi có thể ví von như một bức tranh sơn thủy tuyệt mỹ với bên là biển xanh lung linh nắng ấm, bên là cỏ cây hoa lá.

Chinh phục Đỉnh Bàn Cờ nóc nhà Đà Nẵng trên độ cao 700m 7

Bình minh lên trên đỉnh Bàn Cờ là lúc tuyệt vời để cùng người quan trọng nhất ngắm nhìn

Sắc cam sắc vàng hòa quyện vào nhau cùng sự chuyển dịch của một ngày mới đang khởi động chắc chắn là khung cảnh mà không ai muốn bỏ lỡ. Trên đường lên đỉnh núi sẽ có vài quán cà phê và vài quán thịt nướng khá ngon với giá cả phải chăng, bạn có thể dừng chân tại đây để vừa ngắm cảnh vừa thưởng thức thịt ngon nhé.

5. Một số lưu ý khi tham quan đỉnh Bàn Cờ

5.1 Thời điểm nên ghé tham quan

Vì là một thành phố ven biển nên thời tiết Đà Nẵng cũng bị ảnh hưởng khá nhiều từ biển. Mỗi năm mảnh đất này sẽ có 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Nếu bạn đến thăm đỉnh Bàn Cờ vào mùa mưa thì sẽ rất khó khăn để di chuyển bởi đường lên đây trơn trượt và khó đi, dễ xảy ra tai nạn. Tốt nhất nếu xếp lịch đến tham quan chúng ta nên xếp vào mùa khô sẽ đẹp nhất, tức là khoảng từ tháng 2 đến tháng 8.

Lên đỉnh Bàn Cờ thì mỗi buổi sẽ có một nét đẹp riêng, sáng sớm thoáng đãng, chiều thì thơ mộng. Nhưng có lẽ buổi sáng vẫn là lúc thích hợp nhất khi đi xe lên đây chúng ta có thể cảm nhận được làn sương mỏng bao quanh và không khí lành lạnh trên núi.

Chinh phục Đỉnh Bàn Cờ nóc nhà Đà Nẵng trên độ cao 700m 8

Bạn nên đi khám phá nóc nhà Đà Nẵng vào buổi sáng sẽ trải nghiệm được nhiều điều hơn

Chinh phục Đỉnh Bàn Cờ nóc nhà Đà Nẵng trên độ cao 700m 9

Chinh phục đỉnh Bàn Cờ còn là cơ hội để chúng ta đi săn mây Đà Nẵng

5.2 Một số lưu ý khi tham quan

– Chuẩn bị trang phục gọn gàng, thoải mái nhất để di chuyển được thuận tiện và không vướng vào cây ven đường.

– Nếu đi bằng xe máy thì phải lưu ý kiểm tra xăng, phanh và tốc độ di chuyển chậm, đương nhiên không thể thiếu một tay lái thật vững.

– Canh thời gian về trước 5h chiều bởi nếu đường tối về thành phố sẽ khá nguy hiểm.

– Xem trước dự báo thời tiết để tránh tình trạng trời mưa, đường trơn trượt và có sạt lở đất sẽ rất nguy hiểm cho cả bạn và người đồng hành.

– Luôn mang theo điện thoại để phòng trường hợp nguy hiểm trên đường, lạc đường.

Chinh phục Đỉnh Bàn Cờ nóc nhà Đà Nẵng trên độ cao 700m 10

Khung cảnh giao thoa giữa đất trời khiến bức hình thêm đẹp. Ảnh: Toàn July

Chinh phục Đỉnh Bàn Cờ nóc nhà Đà Nẵng trên độ cao 700m 11

Từ trên đây bạn sẽ có được những phút giây chiêm nghiệm, bình yên khó có được. Ảnh: Toàn July

Mong rằng những thông tin mà Chiasene.com mang lại sẽ hữu ích với các độc giả có ý định đến khám phá đỉnh Bàn Cờ. Có lẽ phải đến đây một lần du khách mới hiểu được tại sao nóc nhà của Đà Nẵng này lại có ý nghĩa đặc biệt với dân địa phương đến vậy.

Bạn có thích bài viết này?

6.3k Points
Upvote Downvote
Đăng ký
Thông Báo Khi
guest
0 Comments