Chợ Lùi Hà Giang – Đặc sản 'độc nhất vô nhị' của vùng cao nguyên đá

1. Chợ Lùi Hà Giang và những điều bạn chưa biết

1.1 Chợ Lùi Hà Giang là gì?

Nhiều người khi nghe đến cái tên Chợ Lùi sẽ thường liên tưởng ngay đến những hình ảnh cực kì thú vị và có chút ngộ nghĩnh: có thể là phiên chợ được họp ở nơi miền núi và người dân khi tham gia đều phải đi lùi. Nhưng thật ra không phải như vậy đâu bạn ơi.

Xem thêm: Chợ phiên Hoàng Su Phì – Nét đẹp văn hóa độc đáo nơi cao nguyên đá

Sở dĩ những phiên chợ này được đặt tên như thế là do chính cách tính ngày họp chợ mà người đồng bào các dân tộc sinh sống nơi vùng cao nguyên đá sử dụng trong suốt những năm qua. Gọi là chợ lùi là bởi vì các phiên chợ này sẽ được họp lùi lại một ngày so với phiên chợ trước đó mà thôi.

Hoặc nói theo cách đơn giản hơn thì lịch họp của các phiên Chợ Lùi Hà Giang sẽ thường diễn ra cố định 6 ngày một lần. Nhưng bởi vì một tuần có bảy ngày nên phiên chợ diễn ra sau đó sẽ tự động được lùi lại một ngày theo cách tính của lịch dương. Ví dụ như nếu như trong tuần này, phiên chợ được tổ chức vào ngày Chủ nhật thì sang tuần tiếp theo, chợ sẽ được họp vào ngày thứ Bảy và cứ thể xoay vòng mãi.

Tuy nhiên, đối với người đồng bào dân tộc H’Mông và người Hoa thì họ sẽ tính lịch họp Chợ Lùi Hà Giang theo cách riêng của mình. Thay vì tính theo lịch dương, đồng bào H’Mông và Hoa sẽ tính theo 12 con giáp, tức là họ sẽ họp chợ vào những ngày được cho là xung khắc với nhau. Có thể là cặp Tý – Ngọ, Dần – Thân, Tị – Hợi đại loại vậy.

Chợ Lùi Hà Giang - Đặc sản

Chợ Lùi Hà Giang là một trong những đặc sản chỉ duy nhất vùng biên viễn mới có mà thôi

1.2 Chợ Lùi Hà Giang thường được tổ chức ở đâu?

Khác với những phiên chợ khác tại vùng cao nguyên đá sẽ được tổ chức tại một điểm cố định, chẳng hạn như Chợ tình Khâu Vai, Chợ phiên Mèo Vạc, v.v, những phiên Chợ Lùi Hà Giang sẽ không có điểm tổ chức cụ thể nào cả. Nếu những phiên chợ khác ở vùng biên viễn này thường họp cố định vào những ngày thứ Bảy và Chủ Nhật hàng tuần thì chợ lùi có đến tận 8 chợ cơ, bao gồm chợ Phó Bảng, chợ Phố Cáo, chợ Sà Phìn, chợ Lũng Phìn, chợ Lũng Cú, chợ Sủng Trái, chợ Tráng Kìm và chợ Ma Lé. Các chợ này sẽ lần lượt được tổ chức vào những thời điểm và các địa điểm như:

Chợ Phó Bảng

Địa điểm: cách ngã ba Sủng Là khoảng độ 5km

Lịch họp chợ: ngày 6, 12, 18, 24, 30 hàng tháng (tính theo lịch dương) và các ngày Tý, Ngọ (theo lịch 12 con giáp)

Chợ Phố Cáo

Địa điểm: ngay trên mặt đường nhựa ở đoạn chuyển giao giữa thị trấn Yên Minh và Đồng Văn

Lịch họp chợ: ngày 4, 10, 16, 28 hàng tháng (tính theo lịch dương)? và các ngày Thìn, Tuất (theo lịch 12 con giáp)

Chợ Sà Phìn

Địa điểm: tại cổng dinh thự nhà họ Vương, thuộc địa phận huyện Đồng Văn

Lịch họp chợ: ngày 5, 11, 17, 23, 29 hàng tháng (tính theo lịch dương) và các ngày Tỵ, Hợi (theo lịch 12 con giáp)

Chợ Lũng Phìn

Địa điểm: thuộc địa phận huyện Đồng Văn. Tuy nhiên, bạn phải đi theo đoạn đường Yên Minh – Mèo Vạc để đến đây

Lịch họp chợ: ngày 2, 8, 14, 20, 26 hàng tháng (tính theo lịch dương) và các ngày Dần, Thân (theo lịch 12 con giáp)

Trong khi đó, chợ lùi Lũng Cú, chợ Sủng Trái, chợ Tráng Kìm sẽ họp vào các ngày Mùi và Sửu. Ngoài ra, chợ Ma Lé sẽ họp vào ngày Tý và ngày Ngọ. Các chợ này đều được tổ chức nơi huyện Đồng Văn, riêng chợ Tráng Kìm sẽ được họp nơi huyện Quản Bạ.

Chợ Lùi Hà Giang - Đặc sản

Những loại nông sản được người dân bày ra bán nơi chợ lùi

Chợ Lùi Hà Giang - Đặc sản

Các loại thuốc và dược liệu cũng góp mặt trong phiên chợ đặc biệt này

1.3 Chợ Lùi Hà Giang – Đặc sản duy chỉ vùng cao nguyên đá mới có!

Nói những phiên chợ lùi là đặc sản của vùng cao nguyên đá cũng chẳng sai tí nào. Vì tính cho đến thời điểm hiện tại, chỉ duy nhất nơi cao nguyên đá Đồng Văn mới là nơi tổ chức những phiên chợ đặc biệt này. Đây là phiên chợ mang đậm đà nét văn hóa đặc sắc trong đời sống văn hóa, đồng thời là món ăn tinh thần không thể thiếu của các đồng bào dân tộc H’Mông, Dao, Lô Lô và người Hoa sinh sống tại những bản làng khắp vùng cao Hà Giang.

Trong hành trình khám phá Hà Giang, nếu như bạn muốn cảm nhận được trọn vẹn nếp sống thường ngày cũng như hơi thở đặc trưng của vùng biên viễn, vậy thì bạn không nên bỏ qua những phiên chợ lùi đặc biệt này.

Đi dạo khắp phiên chợ, bạn sẽ nhìn thấy trên gương mặt của bà con là sự háo hức và hồ hởi trong mỗi lần xuống chợ. Ngoài ra, khi đến Chợ Lùi Hà Giang, bạn sẽ được nhìn thấy rõ hơn sự thật thà, chất phác của những người mua kẻ bán nơi này và cả tình người hào sảng, thân thiện và hiếu khách của họ nữa. Chiasene.com tin rằng những điều đó sẽ làm nên những dấu ấn khó quên trong lòng bạn khi đến với vùng biên viễn xa xôi và hẻo lánh này.

Không chỉ được trải nghiệm nếp sống bình dị, thật thà chân chất của người dân nơi đây, khi đến tham dự những phiên chợ lùi Hà Giang, bạn sẽ có thể tìm thấy vô vàn đặc sản của vùng cao nguyên đá mà chẳng thể tìm thấy ở bất kì nơi nào. Các loại đặc sản thường được người dân mang ra buôn bán, trao đổi ở các phiên chợ lùi có thể là gà đen, hạt tê, cải méo, lợn mán, v.v. Ngoài ra, trong suốt phiên chợ, mọi người sẽ cùng nhau tổ chức những tiết mục múa khèn ngẫu hứng nhưng đặc biệt đến lạ cùng một loạt những chương trình giao lưu văn hóa và các trò chơi dân gian khác.

Chợ Lùi Hà Giang - Đặc sản

Vào ngày diễn ra các phiên chợ lùi, các bà các cô lại xúng xính những tấm áo mới và nô nức rủ nhau đi chơi chợ

2. Những trải nghiệm thú vị đang chờ đợi bạn tại những phiên chợ lùi đặc biệt

2.1 Chợ Lùi Hà Giang – Nơi buôn bán hàng hóa chỉ là vai phụ

Nếu như có cơ hội một lần tham gia các phiên Chợ Lùi Hà Giang, bạn sẽ được hòa mình vào không gian văn hóa đậm đà bản sắc địa phương của chốn rẻo cao với một loạt những trải nghiệm độc đáo. Trong đó, đặc biệt hơn cả là cảm giác háo hức của người dân tộc khi có dịp tham gia ngày hội chứ chẳng còn quá chú tâm đến việc buôn bán hàng hóa nữa.

Thông thường, những phiên Chợ Lùi Hà Giang sẽ bắt đầu từ khi trời tờ mờ sáng, khoảng độ tầm 5 giờ và kéo dài đến chừng 3, 4 giờ chiều thì tan hẳn. Trong ngày họp chợ, bà con sinh sống quanh các bản làng sẽ nô nức rủ nhau xuống chợ vui chơi.

Từ khi trời tờ mờ sáng, trên những con đường dẫn đến chợ đã rộn ràng bóng người, ngựa cùng các loại phương tiện như xe máy, xe đạp. Có người đi một mình, cũng có người đi cùng bè bạn, gia đình. Có người mang theo hàng hóa, có thể là rau cỏ, gà, lợn, đồ dệt, dược liệu, cũng có người đến chợ với nụ cười tươi rói luôn thường trực trên môi.

Chợ lùi chỉ diễn ra duy nhất một ngày trong tuần, thế nên hầu như mọi người đều xem ngày họp chợ cũng chính là ngày hội lớn, là cơ hội để mọi người được gặp gỡ, trò chuyện, giao lưu, làm quen. Thế nên họ cũng chẳng quá chú tâm vào việc buôn bán nữa.

Trong ngày họp chợ lùi, bạn sẽ có cơ hội nhìn ngắm những cô gái dân tộc mặc những bộ trang phục truyền thống đẹp đẽ, chỉn chu. Ngoài ra, trong các phiên Chợ Lùi Hà Giang, mọi người thường cùng nhau biểu diễn ngẫu hứng những tiết mục múa khèn, hát, múa những giai điệu đặc trưng của dân tộc mình. Tất cả tạo nên bức tranh văn hóa đa sắc màu độc nhất vô nhị chỉ vùng biên viễn mới có.

Chợ Lùi Hà Giang - Đặc sản

Mọi người đến chợ có khi chỉ để tụ lại, cùng nhau nhâm nhi chung rượu ngô, rít đôi ba hơi thuốc lào

Chợ Lùi Hà Giang - Đặc sản

Ngồi bên nhau thưởng thức những bát phở thơm ngon, ấm nồng cũng là đủ đối với họ

2.2 Đến chợ lùi để thưởng thức những món ẩm thực đậm chất vùng cao

Những món ăn bày bán nơi chợ lùi mang đậm phong vị của vùng biên cương sỏi đá. Không chỉ có gà đen, lợn mán, cải mèo, bạn còn dễ dàng tìm thấy những chén rượu ngô, những bát thắng cố ngựa, mèn mén, bánh tam giác mạch, thắng dền – những món ăn đặc trưng của vùng cao nguyên đá.

Không chỉ có cơ hội thưởng thức những món đặc sản Hà Giang trong bầu không khí rộn ràng, sôi động của ngày hội lớn, bạn còn có thể tìm mua những món quà lưu niệm cho những người thân yêu trong gia đình. Quả là một công đôi ba việc luôn đúng không nè?

Chợ Lùi Hà Giang - Đặc sản

Khu vực ẩm thực nơi các phiên chợ lùi luôn được mọi người yêu thích hơn cả

Chợ Lùi Hà Giang - Đặc sản

Bánh lơ khoái – Thức quà hấp dẫn của lũ trẻ nhỏ vùng cao

Chợ Lùi Hà Giang - Đặc sản

Em bé chỉ cần có tấm bánh thôi là sẽ ngoan ngoãn chẳng còn quấy mẹ nữa

Chợ Lùi Hà Giang quả thật là một món quà quý mà chỉ duy vùng biên viễn này mới có mà thôi. Khác hẳn với những phiên chợ khác, chợ lùi mang đậm đà dấu ấn văn hóa của người dân tộc H’Mông, Dao, Lô Lô, Hoa sinh sống trong những bản làng nơi non cao này. Bạn ơi, bạn có muốn được một lần tận hưởng bầu không khí rộn ràng nơi các phiên chợ lùi đặc biệt này không?

Bạn có thích bài viết này?

2.4k Points
Upvote Downvote
Đăng ký
Thông Báo Khi
guest
0 Comments