1. Ý nghĩa của lễ hội chèo bơi Quan Lạn tại Hạ Long
Năm nào cũng vậy khi mùa hè đến, các điểm du lịch biển luôn là điểm đến được nhiều du khách lựa chọn. Và đảo Quan Lạn – Quảng Ninh cũng nằm trong số những điểm đến cực hot tại miền bắc. Nên khi nhắc đến du lịch Minh Châu Quan Lạn du khách sẽ nghĩ ngay đến những bãi biển trong xanh, hoang sơ bậc nhất miền bắc, cùng những bãi biển cát trắng mịn. Thế nhưng, nơi đây còn đặc biệt hơn hết với những dấu ấn lịch sử đậm nét. Một trong đó phải kể đến “lễ hội chèo bơi” một nét đẹp về văn hóa, bản sắc của vùng đất biển đảo này.
Lễ hội chèo bơi Quan Lạn (lễ hội Quan Lạn), diễn ra vào ngày 10-20/6 âm lịch, ngày hội chính là ngày 18 hàng năm. Lễ hội là tập tục hội làng truyền thống của người dân xã đảo Quan Lạn. Kỷ niệm chiến thắng giặc Nguyên Mông năm 1288, nhớ ơn chiến công của tướng Trần Khánh Dư và cũng là lễ hội cầu mưa thuận, gió hòa cho ngư dân đảo hàng năm.
Lễ hội thường được tổ chức tại bến Đình Quan Lạn, gần Đình Quan Lạn cổ kính, đây là một trong những địa danh lịch sử nổi tiếng của vùng đất Quan Lạn. Lễ hội thường diễn ra trong 10 ngày. Mở hội ngày 10 tháng 6, mở hội, khoá làng, người dân trong làng không được rời khỏi làng vào những ngày này nhưng khách thập phương vẫn có thể đến tham dự lễ hội.
Lễ hội chèo bơi Quan Lạn được tổ chức rầm rộ hàng năm, ngày càng thu hút khách du lịch đến tham gia
Xem thêm: Đảo Soi Sim – Khám phá vẻ đẹp hoang vu giữa lòng Di sản vịnh Hạ Long
2. Độc đáo lễ hội chèo bơi Quan Lạn
2.1 Không khí chuẩn bị lễ hội chèo bơi Quan Lạn
Lễ hội chèo bơi Quan Lạn được tổ chức tại bến Đình Quan Lạn sát cạnh ngôi đinh cổ kính – Một trong những địa danh vô cùng lịch sử của mảnh đất Quan Lạn. Lễ hội được diễn ra trong vòng 10 ngày từ ngày mùng 10/06 âm lịch. Vào ngày mở hội cũng là ngày khóa làng, tức người dân trên đảo sẽ không được rời khỏi đảo cho đến ngày hết hội. Mặc dù khóa làng như du khách thập phương vẫn có thể đến làng để cùng người dân tham gia lễ hội.
Chính lễ chỉ có 3 ngày, nhưng suốt hàng chục ngày trước đó, nhân dân đã rục rịch chuẩn bị cho lễ hội truyền thống này rồi. Cờ Tổ quốc, cờ ngũ sắc được treo khắp đường làng. Lễ hội chèo bơi Quan Lạn khác với các vùng khác. Người chơi sẽ chia làm 2 đội và lập trại riêng luyện tập và đấu đua thuyền bắt đầu từ ngày 1, 2 đội bao gồm Đông Nam Văn và Đoài Bắc Võ. Thuyền đua được lựa chọn là thuyền đi biển có trọng tải khoảng 5 đến 6 tấn, được trang trí đầu rồng ở mũi thuyền rộng và sâu lòng.Đến ngày 16 được chon để làm lễ rước bài vị của Trần Khánh Dư từ nghè về đình. Những ngày này các đội tiếp tục tập luyện dưới bến tạo không khí đông vui náo nhiệt rất thú vị.
2.2 Phần chính hội
Ngày 16-6 âm lịch, sắc thần được rước từ đình lên nghè, các bô lão trong làng làm lễ cáo yết với thần xin tổ chức lễ hội. Sau đó, các giáp, các đoàn đại biểu sẽ lần lượt vào tế. Cùng với đó, hai giáp tổ chức khao quân đi kèm các hoạt động như giao lưu văn nghệ, biểu diễn múa rồng múa lân, thi các trò chơi dân gian.
Ngày 18 là ngày chính hội. Quân sĩ hai bên lĩnh trang phục làm lễ tế thần, nhận kiếm và xuất quân, dạo khắp đường làng. Hai bên biểu dương lực lượng đủ 3 vòng trên đường làng, 3 vòng ở miếu rồi mới dừng lại. Đến 4 giờ chiều, sau lễ dâng hương đọc chúc văn, nhận cờ lưu niệm, đánh trống trận, hai đội chuẩn bị thi bơi chèo truyền thống. Hai bên cử người cõng tướng từ miếu xuống thuyền rồng. Hai thuyền quay mũi đều nhau chuẩn bị xuất phát. Sau 3 vòng lượn dưới sông, quân sĩ đưa thuyền vào bờ reo hò cùng lời hịch của hai tướng. Hai tướng đọc xong lời hịch, khi có tiếng trống xuất quân thì cuộc thi mới chính thức bắt đầu. Màn thi bơi chèo này đặc biệt sôi động và hấp dẫn một phần cũng vì nó tái hiện không khí chiến thắng Vân Đồn năm 1288. Bởi vậy, gọi là cuộc thi nhưng thắng thua không quá quan trọng. Hay như Chủ tịch Lưu Văn Viên nói, tất cả đều chiến thắng bởi đã làm sống lại tinh thần của cha ông thuở trước. Và cuộc thi cũng là dịp khao quân để sau đó nhân dân hăng hái tiếp tục chài lưới hứa hẹn một mùa cá bội thu.
Lễ hội được tổ chức linh đình cực kỳ sôi động
Hấp dẫn nhất trong lễ hội là phần thi bơi chèo tái hiện chiến thắng Vân Đồn lịch sử
Xem thêm: Tín đồ sống ảo thì không thể bỏ qua list 8 quán cà phê Hạ Long đẹp này
Vùng đất Quảng Ninh với những địa điểm tham quan, thắng cảnh thiên nhiên tươi đẹp, cùng với các món ăn đặc sản ngon lành thì các lễ hội tại Hạ Long, trong đó có lễ hội Bạch Đằng, lễ hội Carnaval Hạ Long, hay là lễ hội chèo bơi Quan Lại mang đầy tính văn hóa – lịch sử mà các bạn không nên bỏ qua.