1. Tổng quan về điểm tham quan hồ Than Thở
-Vị trí: Đường Hồ Xuân Hương, phường 12, thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng
– Giờ mở cửa cho du khách tham quan: từ 8:00 – 17:00
– Giá vé: 20.000 VNĐ đối với người lớn và 10.000 VNĐ đối với trẻ em. Giá vé này đã bao gồm vé vào cửa, tham quan hồ, viếng thăm khu vực Đồi Thông Hai Mộ và dạo quanh vườn dâu Biofresh.
Hồ Than Thở tọa lạc giữa rừng thông già hoang sơ, cách trung tâm thành phố Đà Lạt khoảng 7km. Hồ nằm trên đường Hồ Xuân Hương nên rất dễ tìm kiếm. Nơi đây được người Pháp xây dựng vào những năm 1917, nhằm cung cấp lượng lớn nước sinh hoạt cho người dân Đà Lạt.
Là thành phố nằm trên cao nguyên, với bốn bề là núi rừng hoang vu, nơi đây chẳng có gì ngoài tiếng gió thổi rì rào. Nên người Pháp đặt tên cho hồ nước này là “Lac des Soupirs” với ý nghĩa là tiếng gió thổi vi vu trong rừng. Khi được người Việt dịch ra để tiện cho việc gọi tên và dễ ghi nhớ thì tên hồ đã phần nào trở nên “mềm mại” hơn. Vì thế, hồ Than Thở cũng được gọi tên từ đó.
Toàn cảnh hồ Than Thở nhìn từ trên cao
Vào những năm 1975, hồ được đổi tên thành Sương Mai, nhưng người dân địa phương vẫn quen với tên gọi cũ, nên nó lại được gọi với cái tên Than Thở. Không chỉ vậy, chính những câu chuyện tình bi ai diễn ra ở nơi đây đã làm tôn lên tên gọi của nơi này.
Xem thêm: Hồ Tuyền Lâm – Hồ nước nhân tạo với vẻ đẹp lay động lòng người
2. Hướng dẫn cách di chuyển đến hồ Than Thở
Từ trung tâm thành phố, bạn sẽ mất khoảng 20 phút để di chuyển đến địa điểm này. Đi dọc theo đường Quang Trung, rồi sau đó rẽ vào đường Phan Châu Trinh để đến Hồ Xuân Hương. Ở phía cuối con đường cùng tên, nhìn sang phía bên tay phải sẽ là bảng chỉ dẫn với tên gọi hồ Than Thở. Từ xa xa, đưa mắt nhìn, bạn sẽ thấy một khu đồi thông rộng lớn và xanh rì, rất nổi bật đang hiện lên.
Đoạn đường từ trung tâm đến hồ tương đối gần và bằng phẳng cho nên bạn có thể lựa chọn phương tiện di chuyển rất dễ dàng. Tùy thuộc vào sở thích và tài chính mà bạn có thể lựa chọn taxi, xe máy, ô tô đều rất thuận tiện. Nếu đi thưởng ngoạn tự túc thì bạn nên kiểm tra lịch trình khám phá Đà Lạt và hỏi đường để tiết kiệm thời gian.
Hơn nữa, con người Đà Lạt cũng hiền hòa như chính khí hậu nơi đây, cho nên đừng ngần ngại mà hãy chủ động chào hỏi, bạn sẽ nhận được chỉ dẫn rất tận tình. Đây là điểm bạn nên lưu ý vào trong cuốn cẩm nang du lịch Đà Lạt của mình.
3. Khám phá điểm tham quan hồ Than Thở
3.1 Truyền thuyết về hồ Than Thở
Nơi đây gắn liền với truyền thuyết về câu chuyện tình của Hoàng Tùng và Mai Nương. Vào thế kỷ 18, lúc quân Thanh xâm lược nước ta, trai tráng khắp nơi gia nhập quân ngũ với một lòng đánh đuổi kẻ xâm lược, trong đó cũng có Hoàng Tùng.
Trước khi chia tay nhau, đôi trai gái đã đến bên bờ Than Thở để cùng thề nguyện. Hẹn gặp nhau vào mùa xuân, khi đất nước vắng bóng quân thù, khi hoa mai anh đào nở rộ mừng chiến thắng.
Nhưng khi mùa xuân còn chưa kịp đến, Mai Nương nghe tin người yêu mất trên chiến trường nên đau lòng kết thúc mạng sống ở đồi thông – nơi hai người từng hẹn thề với nhau.
Nhưng trớ trêu thay, sau khi Hoàng Tùng thắng trận trở về quê nhà lại biết tin người yêu đã mất. Bởi vì đau khổ đến tột cùng nên chàng đã gieo mình xuống hồ nước để mong mỏi được gặp gỡ người yêu, hoàn thành lời hẹn ước trăm năm.
Hồ Than Thở cũng chính là nơi cất lên những bản nhạc rừng, tựa như tiếng khóc thương cho đôi uyên ương bạc mệnh.
3.2 Câu chuyện tình đượm buồn thời chiến
Không chỉ dạo quanh hồ Than Thở, khi đến nơi đây bạn sẽ được tham quan khu Đồi Thông Hai Mộ và nghe kể về câu chuyện tình bi ai thời kháng chiến chống Mỹ.
Đôi trai gái người Đà Lạt, họ gặp gỡ và yêu nhau da diết nhưng cuộc đời đã chia cắt hai người, do đó, khi chết đi, họ nguyện được chôn cất dưới chân đồi thông, ở cạnh nhau đến muôn đời.
Ngày nay, ngôi mộ của đôi trai gái này vẫn được bảo tồn, giữ gìn trên đồi thông.
Nếu có dịp đến đây, hãy dừng lại và cảm nhận hơi thở của núi rừng, âm thanh rì rào của gió và lắng nghe câu chuyện tình có thật thời chiến. Để tưởng nhớ, và trân trọng những điều tốt đẹp mà bản thân vẫn luôn nhận được.
3.3 Cưỡi ngựa, tham quan vườn dâu khu du lịch hồ Than Thở
Vườn dâu Biofresh nằm trong khu du lịch hồ Than Thở, nơi đây có diện tích lên đến 3ha. Không gian vườn rất gọn gàng, đến tham quan bạn có thể chừa chụp ảnh lưu niệm, vừa trải nghiệm thu hoạch và ăn dâu tận vườn. Dâu sau khi thu hoạch sẽ được bán lại cho người hái với giá từ 150.000 VNĐ – 300.000 VNĐ tùy loại.
Du khách đang thỏa thích hái dâu và chụp ảnh ở trang trại
Công nghệ trồng dâu ở trang trại Biofresh đạt chuẩn Châu Âu, trải qua các quy trình kiểm nghiệm về chất lượng một cách gay gắt. Nơi đây sẽ nói không với thuốc trừ sâu và trồng dâu theo hướng nông nghiệp sạch.
Ngoài ra, nếu muốn dạo quanh hồ bằng xe ngựa hoặc cưỡi ngựa thì bạn chỉ cần bỏ ra khoảng 150.000 VNĐ/xe. Đây chính là trải nghiệm mới lạ mà bạn chỉ có thể trải nghiệm ở thành phố Đà Lạt.
Hơn nữa, bạn có thể lựa chọn đạp vịt trên mặt hồ, ngắm cảnh hai bên hồ Than Thở và chiêm ngưỡng toàn cảnh đồi thông. Đây chính là lựa chọn lãng mạn cho những cặp đôi đang yêu, cần không gian riêng tư.
3.4 Check-in Đà Lạt và ngắm nhìn vườn hoa cẩm tú cầu
Nằm xen kẽ trên đồi thông già chính là vườn ươm trồng hoa, một thứ đặc sản Đà Lạt. Những đóa hoa Cẩm Tú Cầu rực rỡ muôn sắc màu, nào là trắng ngà, tím lavender, nào là hồng phấn, xanh ngọc bích,… Vườn Cẩm Tú Cầu được phủ bởi lớp sương sớm, vừa mong manh, vừa đầy sức sống.
Ngoài ra, bạn có thể thả bước dọc hồ, khám phá cảnh quang nơi đây với những vườn hoa oải hương, hoa rặng sim tím, hoa dã quỳ,…
Nơi này sẽ làm cho những tâm hồn mơ mộng đắm chìm trong cảnh sắc đẹp nao lòng của thiên nhiên.
Giới trẻ đến check-in bên bờ hồ Than Thở
Có thể nói rằng, hồ Than thở chính là bản giao hưởng đầy màu sắc của cây cối xanh mướt, những loài hoa tuyệt đẹp chốn vùng cao và sắc màu óng ánh của hồ nước. Do đó, rất nhiều cặp đôi đến đây để chụp ảnh kỷ niệm, ảnh cưới và check-in Đà Lạt.
Cây cầu gỗ vắt mình qua dòng nước, nối liền hai bên bờ hồ chính là điểm dừng chân khi tản bộ.
Từ đồi thông, hồ nước xanh biếc, cảnh vật xung quanh đều tạo nên một vẻ đẹp mê hồn, tựa như một thước phim lãng mạn.
4. Nên tham quan hồ Than Thở vào thời điểm nào?
4.1 Thời điểm nào trong năm thích hợp để tham quan hồ Than Thở?
Thành phố Đà Lạt nằm trong khu vực có địa hình tương đối cao, do đó, sự phân chia 2 mùa rất rõ rệt, từ tháng 12 – tháng 4 là mùa khô và từ tháng 5 – tháng 10 là mùa mưa. Thời gian thích hợp để tham quan hồ Than Thở , ngắm nhìn toàn cảnh tuyệt đẹp của nơi đây là vào mùa khô.
Vào tháng 12 – tháng 2 là thời điểm mùa xuân, cây cối đang đâm chồi, nảy lộc xanh tươi mơn mởn. Hoa cỏ và cảnh vật đang vào thời điểm nở rộ, khoe sắc, đường xá tạnh ráo, vạt nắng vàng nhẹ nhàng, làn gió xuân mát lạnh. Tiết trời mùa xuân chính là thời điểm vô cùng lý tưởng để tham quan và tổ chức các hoạt động ngoài trời.
Nếu đi vào mùa mưa thì việc di chuyển đi lại tương đối bất tiện, ánh sáng cũng không đủ tốt và không khí sẽ trở nên não nề. Đặc biệt, thời tiết mùa đông ở Đà Lạt rất lạnh bởi những cơn mưa phùn kết hợp với gió mạnh.
4.2 Có nên tham quan hồ Than Thở vào buổi chiều tối?
Thông thường, khách du lịch đến tham quan hồ chỉ đi trong ngày cho nên không tận hưởng được trọn vẹn cảnh đẹp ban đêm ở hồ Than Thở. Tọa lạc ở vị trí khá xa trung tâm, nên nơi đây hứa hẹn sẽ là điểm cắm trại lý thú, không có khói bụi và tiếng còi xe. Khi màn đêm vừa buông xuống, những ngọn đèn đường được bật lên và soi bóng xuống mặt hồ, tất cả tạo nên một khung cảnh rất khác.
5. Một số hình ảnh ấn tượng của hồ Than Thở
Hồ Than Thở là điểm đến tuyệt đẹp, nơi đây giúp lưu giữ những bức hình của thanh xuân
Mặt hồ yên ả và không gợn sóng, hàng thông già bên bờ tỏa bóng mát khắp nơi
Trẻ em được tham gia hoạt động ngoại khóa, thực hành thu hoạch dâu tây
Nếu có dịp ghé thăm hồ Than Thở, bạn đừng quên chia sẻ những thước hình đẹp và những trải nghiệm của mình với Chiasene.com nhé!