1. Đôi nét về nghề sạc sò ở Cà Mau
1.1 Nghề sạc sò là nghề gì?
Đến với mảnh đất Cà Mau, bạn sẽ có cơ hội khám phá rất nhiều nghề truyền thống gắn liền với sông nước, một trong số đó là nghề sạc sò. Giống với Nghề giăng lưới ở Cà Mau, đây là kế sinh nhai của nhiều gia đình tại Đất Mũi, giúp họ có được nguồn thu nhập ổn định. Nghề sạc sò khai thác lượng sò huyết có tại các bãi bồi. Giá bán sò huyết tự nhiên luôn cao hơn nhiều so với sò nuôi nên giúp người dân có được cuộc sống ổn định, đủ đầy.
Người dân coi nghề sạc sò ở Cà Mau là kế sinh nhai
1.2 Những dụng cụ làm nghề sạc sò ở Cà Mau
Một lần được chiêm ngưỡng người dân làm nghề sạc sò ở Cà Mau, bạn sẽ hiểu những vất vả để có một đĩa sò thơm ngon phục vụ chúng ta. Khác với Nghề đặt lờ ở Cà Mau, quá trình bắt sò huyết sẽ vất vả hơn nhiều. Ngư dân sẽ phải đợi cho đến khi thủy triều rút xuống, bãi bồi dần dần hiện ra. Ngay dưới lớp bùn lầy sẽ là phù sa lắng đọng, nơi có rất nhiều sò huyết sinh sống.
Tuy nhiên, lớp bùn dày và nhão nên người dân rất khó để lội xuống nhặt sò. Vì thế, họ đã sáng tạo ra một dụng cụ đơn giản nhưng cũng hiệu quả để phục vụ nghề sạc sò ở Cà Mau. Dụng cụ này này dùng một tấm ván mỏng và nhẹ, rộng khoảng 30 đến 40cm, dài từ 2m đến 2.5m. Trên tấm ván mỏng ấy họ sẽ đóng một chiếc thùng nhỏ để vừa làm ghế ngồi vừa đựng sò bắt được.
Để tấm ván di chuyển, người dân sẽ dùng một chiếc dầm đẩy về phía trước. Như vậy, ván sẽ lướt trên bùn và không bị lún sâu. Những người làm nghề sạc sò ở Cà Mau chuyên nghiệp thì sẽ rất giỏi trong việc phát hiện ra nơi sò ẩn náu, họ cứ thế lướt nhẹ đi, gặp sò thì dừng lại và cúi xuống nhặt, sau đó cho vào thùng là xong.
Những dụng cụ được người dân Cà Mau sáng tạo nên để dễ dàng đi bắt sò huyết
Xem thêm: Đến làng nghề ép chuối khô Trần Văn Thời thưởng thức đặc sản thơm ngon
2. Khám phá nghề sạc sò ở Cà Mau
Để tận mắt nhìn thấy người dân làm nghề sạc sò ở Cà Mau, bạn hãy ra khu vực bãi bồi gần Vườn quốc gia Mũi Cà Mau. Vùng bãi bồi này dài khoảng 34km, rộng trên 10.000ha, thuộc địa bàn huyện Ngọc Hiển. Khu vực bãi bồi được hình thành là do hai chế độ thủy triều khác nhau bởi quá trình hoạt động của dòng chảy Biển Đông và Biển Tây. Ngoài ra, lượng phù sa của hai con sông lớn là sông Bảy Háp và sông Cửa Lớn cũng đổ ra đây.
Khi thủy triều hạ xuống, khu vực bãi bồi sẽ hiện ra, kéo dài tới biển khoảng gần 4km. Nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi, nhiều sinh vật phù du nên nơi đây là bãi đẻ của các loại thủy, hải sản đa dạng, đặc biệt nhiều sò huyết. Vì thế, chỉ cần ra đây là bạn sẽ được thấy người dân đang miệt mài trên bãi bồi để nhặt từng con sò.
Tuy nhiên, nghề sạc sò ở Cà Mau khá vất vả, đòi hỏi người dân phải khéo léo, có kinh nghiệm mới làm được. Nên nếu bạn muốn thử trải nghiệm thì phải không ngại khó, không sợ dơ đồ, khéo léo điều khiển ván sao cho cân bằng, tránh bị ngã xuống bùn lầy.
Ngoài ra, nếu bạn muốn mua hải sản về làm quà thì sò huyết cũng là lựa chọn rất lý tưởng. Sò dễ chế biến thành nhiều món ăn ngon, giá thành lại khá phải chăng. Để mua được sò huyết ngon, bạn chỉ cần ra bãi bồi vào buổi chiều muộn là lúc người dân sạc sò trở về, tha hồ chọn với giá cực hời.
Người dân rửa sạch sò sau một ngày làm việc vất vả
Các em bé cũng rất khéo léo điều khiển ván trượt trên bùn lầy
Trên đây là một vài thông tin về nghề sạc sò ở Cà Mau từ cẩm nang du lịch Chiasene.com. Nếu có dịp đến Đất Mũi, bạn đừng quên ghé bãi bồi để xem người dân làm việc miệt mài và thưởng thức những món ngon chế biến từ sò huyết nhé.