Menu

Làng Văn Hoá Cồng Chiên Tây Nguyên – Nét đẹp đặc trưng của vùng đất đỏ Bazan

1. Tổng quan về Làng văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên

Làng văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên tọa lạc tại núi Langbiang – ngọn núi cao nhất tại Đà Lạt. Bạn sẽ gặp gỡ những người dân sống tại bộ tộc Lạch (Lạt), bộ tộc này đã sống ở khu vực “nóc nhà” của Đà Lạt từ hàng ngàn năm nay từ truyền thuyết của thác Cam Ly. Họ đã sinh sống và gây dựng nhà cửa, sinh hoạt, cuộc sống ở đây và cùng xây dựng nên nền văn hoá cồng chiêng tại Tây Nguyên đặc biệt là vùng đất Đà Lạt – Lâm Đồng phát triển tại khu vực núi Langbiang.

Ở đây thường xuyên mở các chương trình giao lưu văn hóa cồng chiêng cho du khách du lịch cùng tham gia. Để khách du lịch tìm hiểu rõ hơn về con người bản sắc dân tộc của người dân tộc vùng cao cụ thể hơn là dân tộc người Lạch. Mong muốn được hòa nhập cộng đồng và mong muốn lan rộng hình ảnh văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên đến với nhiều người và biết rõ hơn về các nền văn hoá khác. Mong muốn văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên này mãi được phát triển và lưu truyền lâu dài cho những thế hệ sâu, để những giá trị lịch sử những giá trị văn hoá này không bị mai một.

Giá vé của một chương trình trọn gói là 170.000 VNĐ đến 230.000 VNĐ cho khoảng 2 giờ đồng hồ từ 18:00 đến 20:30 mỗi ngày trong tuần.

Xem thêm: Thác Cam Ly Đà Lạt – Truyền thuyết của sự tưởng nhớ

Làng Văn Hoá Cồng Chiên Tây Nguyên - Nét đẹp đặc trưng của vùng đất đỏ Bazan 2

Chương trình giao lưu làng văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên

Làng văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên là nơi khám phá tại thành phố ngàn hoa đầy bí ẩn và thú vị đang đợi chờ bạn tìm hiểu. Chương trình giao lưu văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên này được rất nhiều du khách đặt lịch để tham quan. Đến thời khắc tối nhiều người sẽ lựa chọn đi ăn bên gia đình, đi uống sữa đậu nành nóng hay đi ra chợ Đà Lạt tham quan nhưng đâu đó vẫn còn sự lựa chọn cho các bạn muốn đi tìm hiểu giao lưu Làng văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên này. Với những hoạt động diễn ra như giao lưu văn nghệ ca hát, nhảy múa xung quanh lửa trại lớn, uống rượu cần và thưởng thức bữa tối là thịt và dùng chung với cơm lam nướng cùng ngồi ăn với những người trong buôn làng cùng vui đùa bên ánh lửa bập bùng. Thời khắc đó thật đáng trân trọng và sẽ là một kỷ niệm không bao giờ quên đối với bạn.

Vẫn có rất nhiều du khách quanh năm họ chỉ đợi chờ đến những lễ hội văn hóa cồng chiêng ở vùng Tây Nguyên và đặc biệt là ở Đà Lạt Lâm Đồng họ mới có dịp nhìn ngắm những bộ trang phục đặc trưng của người dân tộc vùng cao, những bộ cồng chiêng lâu năm, những điệu múa điêu luyện, những tiết mục đặc sắc từ những người dân trong làng cả trai làng và cả những cô gái trong lòng cùng nhau thể hiện. Những lễ hội mang đậm phong tục của người dân tộc vùng Tây Nguyên.

Xem thêm: Khám phá chợ Đà Lạt – Khu chợ sầm uất hàng đầu thành phố ngàn hoa

Hình ảnh được chụp tại làng văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên

2. Hướng dẫn di chuyển du khách đến Làng văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên

Nằm tại khu vực dưới chân núi Langbiang nằm tại đường Langbiang, thị trấn Lạc Dương, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng. Nơi tập trung để diễn ra chương trình văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên. Nếu bạn đặt theo tour du lịch thì họ sẽ có xe trung chuyển đến rước bạn ở tại khách sạn hoặc homestay để đến với làng văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên.

3. Khám phá địa điểm làng văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên

Làng văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên được diễn ra khoảng 2 tiếng đồng hồ bao gồm phần nghi lễ, phần lễ hội, phần giao lưu cồng chiêng – cồng chiêng Tây Nguyên, phần giao lưu uống rượu cần và phần ăn tối cùng người dân tại buôn làng.

3.1 Phần Nghi lễ ở làng văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên

Với những nghi thức cúng bái, cầu nguyện của những trưởng buôn. Lời khấn nguyện các vị thần giáng xuống và mang những điều tốt lành đến ngôi làng của họ và cho cả đất nước này.

Nghi lễ cầu Thần lửa, lời cầu Yàng, lễ Chào đón thần linh, tiếp đến là khung cảnh người dân trong bộ tộc Lạch và những người dân trong các bộ tộc khác ăn mừng Lúa Mới. Bạn còn được chiêm ngưỡng điệu múa “A Ráp Mồ Ô” được dựng như khung cảnh lấy nước ở rừng của thiếu nữ mang bầu được các cô gái trong bản biểu diễn. Tiếp theo là múa “Ngày hội rông chiêng” – điệu múa truyền thống được biểu diễn ở hầu hết các lễ hội lớn. Lắng nghe tiếng của 6 chàng trai buôn làng đàn chinh K’Ram.

Hình ảnh dân làng cùng nhau vui cười nhảy múa

3.2 Phần Lễ hội ở làng văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên

Sau phần nghi lễ chính là phần lễ hội là thời khắc vui chơi giao lưu hoà nhập với nhau giữa những du khách và người dân trong buôn làng. Chắc chắn bạn sẽ được nghe tiếng cồng chiêng sẽ được gióng lên ngay khi phần nghi lễ kết thúc. Phần lễ hội ở làng văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên này cũng cho du khách được biết về những nền văn hoá lâu đời, những điều đặc sắc về bộ tộc và đặc biệt hơn là nét văn hóa cồng chiêng lâu đời. Có lễ hội đâm trâu, lễ hội mừng lúa mới, lễ hội múa Xoang của vùng đất Tây Nguyên hay còn biết đến là múa tập thể của người dân tộc thiểu số Ba-na. Đây là một điều múa lâu đời được xuất hiện từ thời xa xưa và du khách có thể vào tham gia nhảy cùng vì được xếp thành vòng tròn lớn đi xung quanh ánh lửa bập bùng đỏ hoe ấm áp.

Giao lưu văn hóa ở làng cồng chiêng Tây Nguyên

3.3 Giao lưu cồng chiêng ở làng văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên

Điệu múa trâu do những chàng trai dân tộc ở bản làng thể hiện. Tiếp theo là điệu múa “Đi săn Drop P’nu” cũng của những chàng trai buôn làng cùng các cô gái đi săn trong rừng. Điệu “Hoa Langbiang” do những cô gái trong buôn làng cùng biểu diễn mang đậm nét đặc trưng văn hoá của bộ tộc Lạch. Phần cuối sẽ là phần tiết mục mang tên “Buôn làng giã gạo đêm trăng” cả những chàng trai và cô gái trong buôn sẽ cùng thể hiện. Bao gồm các bài như “Tình ca K’Dung, K’Lang” hay “Ngày mùa trên buôn” và “Tình em bên suối”. Mang đến cho người tham gia kể cả du khách kể cả người dân trong buôn làng một không gian lãng mạn và vui vẻ.

Hình ảnh dân làng cùng đi xung quanh ngọn lửa bập bùng

Vào năm 2005, văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể và truyền khẩu nhân loại. Đứng thứ 2 sau Nhã Nhạc Cung Đình Huế được UNESCO công nhận vào năm 2003. Văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên đã gắn bó với người dân ở mảnh đất Bazan đầy nắng đầy gió này từ rất lâu rồi. Văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên đại diện đặc trưng cho cuộc sống, tập quán, tín ngưỡng – tâm linh, đại diện cho sinh hoạt hằng ngày của họ. Tiếng chiêng còn là kết nối những thế hệ và sống mãi với người dân Tây Nguyên. Trong làng văn hóa cồng chiêng này còn có các dân tộc anh em thiểu số khác như là dân tộc Ba-na, Xê – đăng, đồng bào Ê – đê, dân tộc người Mạ,…

Di sản văn hóa phi vật thể và truyền khẩu nhân loại – Cồng chiêng Tây Nguyên

Hình ảnh trai làng đánh chiêng

3.4 Uống rượu cần và thưởng thức bữa ăn tối tại làng văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên

Rượu cần được ủ men trong bình và không qua bất kỳ quá trình chưng cất nào cả. Khi uống chỉ cần cắm một cây cần được làm bằng tre hay nứa là hút lên. Đây được xem là đồ uống quý giá và chỉ sử dụng khi cúng tế Thần linh, những ngày hội quan trọng của buôn làng và dùng khi đãi khách.

Rượu cần – rượu đặc trưng tại khu vực Tây Nguyên

Còn thịt nướng cơm lam là món ăn đặc trưng của núi rừng Tây Nguyên. Thịt chắc nịch, cơm lam dẻo thơm món ăn quen thuộc khi đến vùng Tây Nguyên. Gà nướng ở Tây Nguyên phải là gà “leo núi chạy bộ” gà đãi khách thường gà tơ và chỉ nặng tầm trên dưới 1kg. Trước khi nướng sẽ ướp với sả, muối, hành tỏi và một số nguyên liệu đặc trưng của Tây Nguyên sau đó sẽ đem nướng trên than.

Thịt nướng cơm lam – món ăn nổi danh tại Tây Nguyên

Làng văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên là nơi mà bạn có thể tìm hiểu hết về cuộc sống con người ở các dân tộc ít người, họ yêu quý cồng chiêng và muốn lan tỏa văn hóa lâu đời này đến với mọi người, để mọi người chung tay lưu giữ truyền thống tốt đẹp này. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn. Chúc bạn có chuyến đi vui và hãy chia sẻ lại khoảnh khắc này với Chiasene.com nhé!

Bình Luận