Menu

Lễ rước Ông Châu Xương (hay lễ rước Nghinh Ông) vào ngày Rằm ở Núi Sam

Vùng đất tâm linh An Giang nổi danh với nhiều địa điểm tham quan nổi tiếng về tín ngưỡng như Chùa Tà Pạ, Miếu Bà Chúa Núi Sam. Bên cạnh đó, không thể không kể đến các hoạt động lễ hội độc đáo tô điểm cho văn hóa địa phương thêm phần đặc sắc. Đặc biệt nhất trong số đó là Lễ rước Ông Châu Xương (hay lễ rước Nghinh Ông).

1. Giới thiệu đôi nét về Lễ rước Ông Châu Xương (hay lễ rước Nghinh Ông)

1.1 Thời gian và địa điểm tổ chức Lễ rước Ông Châu Xương (hay lễ rước Nghinh Ông)

Thời gian: Rằm tháng Giêng hàng năm

Địa điểm: chân núi Sam thuộc phường Núi Sam, thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang

Lễ rước Ông Châu Xương (hay lễ rước Nghinh Ông) vào ngày Rằm ở Núi Sam 2

Lễ rước Ông Châu Xương (hay lễ rước Nghinh Ông) là hoạt động văn hóa tín ngưỡng đặc trưng của người dân núi Sam

Xem thêm:Lễ Hội Kỳ Yên Đình Thần Mỹ Thới, văn hóa tín ngưỡng cần được bảo tồn

1.2 Truyền thuyết về Ông Châu Xương

Lễ rước Ông Châu Xương (hay lễ rước Nghinh Ông) được lấy cảm hứng từ nhân vật xuất hiện trong Tam Quốc Diễn Nghĩa – Một tác phẩm nổi tiếng của nhà văn La Quán Trung. Ông Châu Xương được biết đến là người có ngoại hình oai phong và uy dũng với nước da đen cùng bộ râu dài. Đây là cận tướng trung thành của Quan Công và là nhân vật tiêu biểu định nghĩa cho tính cách khảng khái, tinh thần trượng nghĩa. Sau khi qua đời, ông Châu Xương đã hiển thánh để giúp đỡ dân lành.

Lễ hội này lấy cảm hứng từ nhân vật ông Châu Xương trong tiểu thuyết

2. Các hoạt động nổi bật của Lễ rước Ông Châu Xương (hay lễ rước Nghinh Ông)

Cùng với Lễ hội vía bà Chúa Xứ Núi Sam, Lễ rước Ông Châu Xương (hay lễ rước Nghinh Ông) là hoạt động tín ngưỡng lâu đời, góp phần làm phong phú thêm nét đẹp văn hóa truyền thống của địa phương. Lễ hội này cho thấy tính toàn diện trong đời sống văn hóa tín ngưỡng của người dân vùng đất Thất Sơn nói chung và Núi Sam nói riêng.

Lễ rước Ông Châu Xương (hay lễ rước Nghinh Ông) được diễn ra vào đúng ngày rằm tháng Giêng âm lịch. Theo đó, ba người dân có uy tín tại địa phương sẽ lần lượt hóa thân vào hình tượng Châu Xương, Quan Công và Quan Bình trong truyền thuyết. Nghi lễ sẽ được thực hiện vào đúng 12h trưa tại Miễu Âm Nhơn hay Miếu Cô Hồn theo cách gọi của người dân nơi đây. Sau đó, một đoàn xe lớn được trang trí bắt mắt với các đội trống, kèn và quân lính sẽ hộ tống các vị trên đi vòng quanh dưới chân núi Sam để thực hiện các hoạt động nhằm ban phước lành cho người dân.

Trong thời gian diễn ra Lễ rước Ông Châu Xương (hay lễ rước Nghinh Ông), ba vị trên sẽ ngồi trên kiệu xoa đầu các trẻ nhỏ nhằm ban phát sức khỏe, trí tuệ và bình an. Những người lớn sẽ cố gắng đưa con cháu mình đến gần kiệu để được Châu Xương xoa đầu dù nhiều em bé có phần e dè trước hình tượng mặt đen râu xồm có phần kỳ lạ của ông. Cùng với Lễ cưới của Người Chăm Islam An Giang, đây là hoạt động văn hóa tín ngưỡng có lịch sử vô cùng lâu đời. Vì thế, người dân địa phương luôn tin tưởng và nô nức hưởng ứng các hoạt động trong Lễ rước Ông Châu Xương (hay lễ rước Nghinh Ông).

Bên cạnh đó, ban nước thiêng cũng là một hoạt động thú vị khác trong Lễ rước Ông Châu Xương. Ông Châu Xương khi đi diễu hành sẽ sờ vào các chai nước của người dân đã chuẩn bị sẵn như một cách ban phép lành. Không chỉ người dân địa phương mà các bạn từ phương xa đến tham gia lễ hội cũng xin được ông ba nước thiêng. Trong quá trình diễn ra lễ hội, ông Châu Xương sẽ làm nghi thức xua đuổi ma quỷ. Sau đó, ông sẽ ghé qua miếu Bà Chúa Xứ núi Sam để làm lễ trước khi trở về Miếu Âm Nhơn.

Lễ rước Ông Châu Xương thu hút nhiều người dân lẫn các bạn từ thập phương đến tham gia

Ngoài ông Châu Xương sẽ có hai nhân vật khác là Quan Công và Quan Bình

Lễ rước Ông Châu Xương (hay lễ rước Nghinh Ông) là hoạt động tín ngưỡng đặc sắc thể hiện cho niềm mong ước được sống khỏe mạnh và bình an của người dân núi Sam. Cẩm nang du lịch của Chiasene.com chúc bạn sẽ có thật niềm vui khi trải nghiệm lễ hội đặc biệt này nhé.

Bình Luận