Trong quá trình khám phá du lịch tại vùng đất Cà Mau, các bạn nên dành một chút thời gian của mình để tìm hiểu về hoạt động văn hóa, tâm linh tại đây. Khi đến đây, mọi người sẽ được phép trải nghiệm lễ hội bánh Cà Mau, Lễ kỳ yên đình thần Tân Lộc, Lễ dâng y Kathina tại chùa Monivongsa… Trong đó, Lễ tế Thần Nông ở Cà Mau sẽ là một gợi ý tuyệt vời để bạn lưu ngay vào cuốn sổ tay cẩm nang du lịch của mình. Đây là lễ hội có truyền thống từ lâu đời và được diễn ra thường xuyên mỗi năm. Các hoạt động trong quá trình lễ hội được tổ chức sẽ giúp bạn có thêm nhiều trải nghiệm thú vị khi đi du lịch tại Cà Mau.
1. Sự ra đời của Lễ tế Thần Nông ở Cà Mau
1.1 Lễ tế Thần Nông ở Cà Mau xuất hiện từ bao giờ?
Theo sử sách ghi lại, tục tế Thần Nông đã có từ rất lâu. Khoảng năm 1850, các vị vua triều Nguyễn đã lập ra thiết chế phong thần quy định về việc tế Thần Nông ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long nói chung và tỉnh Cà Mau nói riêng. Từ đó, Lễ tế Thần Nông ở Cà Mau được tổ chức hàng năm vào tiết trời xuân ấm áp.
1.2 Ý nghĩa của Lễ tế Thần Nông ở Cà Mau
Từ những câu chuyện dân gian Trung Quốc cho biết, Thần Nông được xem là vị thánh tổ của ngũ cốc. Không những thế, vị thần này còn là ông tổ của nghề y dược vì đã tìm ra hàng trăm loại thảo dược có ích cho dân trong việc chữa bệnh. Thần Nông còn là người trông coi nông nghiệp, cùng nông dân trải qua những công việc khó khăn ngoài đồng ruộng. Do đó, Lễ tế Thần Nông ở Cà Mau không chỉ thể hiện tín ngưỡng tâm linh Thần Nông mà trong văn tế cầu nguyện còn mang ý nghĩa cầu cho Quốc thái dân an. Lễ tế Thần Nông Cà Mau cầu mong cho đất nước bình yên, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, như vậy người dân mới thật sự ấm no, an lành và hạnh phúc.
1.3 Mục đích của lễ hội
Bên cạnh yếu tố tâm linh, Lễ tế Thần Nông Cà Mau còn là nơi họp mặt đông đảo người dân trong một vùng. Tại đây, những nhà nông có thể tự do và thoải mái trao đổi các kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp. Không những thế, Lễ tế Thần Nông ở Cà Mau còn là dịp quan trọng để mọi người trong vùng có dịp ngồi lại tâm tình, trò chuyện với nhau nhằm mục đích giữ mối quan hệ tình làng, nghĩa xóm tốt đẹp hơn.
Nghi thức Hương văn xướng ngâm bài tế trong Lễ tế Thần Nông ở Cà Mau
Xem thêm: Trải nghiệm các lễ hội ở Cà Mau với những hoạt động tâm linh đặc sắc
2. Thời gian và địa điểm tổ chức Lễ tế Thần Nông ở Cà Mau
Thời gian: Lễ tế Thần Nông ở Cà Mau được tổ chức hàng năm vào những ngày tiết xuân dịp đầu năm (khoảng thời gian tháng 2 Âm Lịch)
Địa điểm tổ chức: Đình Thần Tân Lộc (xã Tân Lộc, huyện Thới Bình) và Đình Thần Tân Thuộc (xã An Xuyên, thành phố Cà Mau).
Lễ tế Thần Nông ở Cà Mau là một phần trong lễ hội Kỳ Yên cúng Thượng Điền, Hạ Điền được diễn ra ở Cà Mau khoảng thời gian từ tháng 11 – 12 Âm lịch. Trong khoảng thời gian này, bạn cũng có thể tham quan và tìm hiểu Lễ kỳ yên đình thần Tân Lộc.
3. Lễ tế Thần Nông ở Cà Mau diễn ra như thế nào?
Lễ tế Thần Nông ở Cà Mau có tổng cộng 6 nghi thức quan trọng, được tổ chức trang trọng tại lễ cúng đình. Túc Yết, Hùng Vương, Tiên Sư, Tiên Thường, Chánh tế Thần đình… là các nghi thức thể hiện tinh thần và mong ước của người nông dân. Đối với họ, mỗi dịp Lễ tế Thần Nông ở Cà Mau được diễn ra là khoảng thời gian quan trọng để cầu xin mong mỏi của mình về thành quả lao động nông nghiệp trong từng mùa vụ.
Nghi Lễ tế Thần Nông ở Cà Mau được diễn ra tại các Đình Thần. Đây được xem là một trong những lễ hội truyền thống, quan trọng nhất trong năm đối với người dân Cà Mau. Trước khi Lễ tế Thần Nông ở Cà Mau được diễn ra, mọi người sẽ được chiêm ngưỡng phần trình diễn múa lân đặc sắc. Sau đó, Ban tế sự trong trang phục chỉnh tề của áo dài và khăn đóng sẽ cùng bà con địa phương đi rước sắc Thần. Thông thường, Hương văn – Người đại diện Ban tế sự sẽ đứng ra nguyện hương sau khi hoàn thành rước sắc thần. Đây được xem là một trong những phần không thể thiếu trong Lễ tế Thần Nông ở Cà Mau. Tiếp theo, đội trống sẽ đánh liên tiếp 3 hồi rồi đến 3 hồi chiêng, 3 hồi mõ.
Nghi thức an vị sắc thần sẽ được diễn ra vào ngày đầu tiên. Dựa vào nghi thức thức truyền thống tại các đình thần của khu vực Tây Nam Bộ, phần lớn Lễ tế Thần Nông ở Cà Mau được tổ chức trong ngày đầu, khoảng 12 giờ trưa, sau khi sắc thần đã được an vị. Trong lúc Hương văn nguyện hương và xướng ngâm bài văn tế thì dàn nhạc cụ phải đánh phụ họa theo cung bậc ngân nga. Trong lúc đó, người làm nhiệm vụ học trò lễ phải thực hiện các động tác cúng bái, lên xuống, đi, đá chân, xoay trở theo nhịp trống…
Trong lúc Hương văn nguyện hương và xướng ngâm bài văn tế, người làm nhiệm vụ học trò lễ phải thực hiện các động tác cúng bái, lên xuống, đi, đá chân, xoay trở theo nhịp trống
4. Một vài kinh nghiệm khi tham gia Lễ tế Thần Nông ở Cà Mau
Để có thể tham gia Lễ tế Thần Nông ở Cà Mau một cách trọn vẹn nhất, các bạn nên note lại một vài kinh nghiệm sau:
– Các nên tra cứu đường đi Cà Mau từ Sài Gòn, Cần Thơ trước khi xuất phát để tiết kiệm thời gian, chi phí cho chuyến đi của mình.
– Đây là lễ hội truyền thống được tổ chức tại các Đình thần ở Cà Mau. Vì vậy, các bạn có thể tự do tham dự mà không cần phải mua vé.
– Khi tham gia lễ hội, các bạn nên lựa chọn những trang phục kín đáo, lịch sự để phù hợp với hoàn cảnh hơn.
Trước khi Lễ tế Thần Nông ở Cà Mau được diễn ra, mọi người sẽ được chiêm ngưỡng phần trình diễn múa lân và đánh trống đặc sắc
5. Một vài hình ảnh đặc sắc về lễ hội
Nghi thức rước sắc thần sẽ được diễn ra vào ngày đầu tiên
Nghi thức đánh 3 hồi mõ
Nghi thức đánh 3 hồi trống trong Lễ tế Thần Nông ở Cà Mau
Lễ tế Thần Nông ở Cà Mau được diễn ra hằng năm vào những ngày thời tiết xuân mát mẻ. Nếu có cơ hội đến Cà Mau vào dịp đầu năm, các bạn có thể tham gia lễ hội này để tìm hiểu rõ hơn về nét văn hóa truyền thống của người dân nơi đây. Chiasene.com hi vọng, với những chia sẻ từ chuyên mục cẩm nang du lịch ở bài viết trên đây, các bạn sẽ có cơ hội được tham gia lễ hội truyền thống của người dân Cà Mau vào một ngày sớm nhất.