1. Top 10 những lễ hội Đà Nẵng đặc sắc mà du khách không nên bỏ qua
1.1 Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng
– Thời gian diễn ra: 27/3 – 28/3 và 30/4 – 1/5
– Địa điểm: cảng sông Hàn, thành phố Đà Nẵng
Cái tên đầu tiên được nhiều người yêu thích nhất trong danh sách lễ hội Đà Nẵng đó chính là Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng, tên tiếng anh là Danang International Fireworks Festival (DIFF).
Lễ hội lần đầu tiên được tổ chức vào năm 2008, và sau hơn 10 năm đã trở thành một trong những lễ hội pháo hoa lớn nhất thế giới, được nhiều các “anh em” quốc tế tham gia “tranh hùng”
Lễ hội này cũng thu hút hàng trăm nghìn lượt du khách ghé thăm thành phố Đà Nẵng xinh đẹp, tranh nhau sở hữu chiếc vé “quyền lực” trong tay để có được vị trí đẹp, và chiêm ngưỡng những màn bắn pháo hoa rực rỡ.
Ngoài ra, còn có một vài hoạt động thú vị đi kèm theo, như lễ hội ẩm thực, thả hoa đăng, đua thuyền…
Tuy nhiên, tín đồ “xê dịch” nên đặt vé máy bay và phòng khách sạn sớm trước ngày diễn ra lễ hội Đà Nẵng này vì lượng khách kéo về đây rất đông, giá dịch vụ cũng cao không ngớt
1.2 Lễ hội Quan Thế Âm
– Thời gian diễn ra: kéo dài trong 3 ngày, 17, 18, và 19 tháng 2 Âm Lịch
– Địa điểm: khu du lịch Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng
Lễ hội Quan Thế Âm là một trong những lễ hội Đà Nẵng được hàng nghìn du khách thập phương cả nước đổ về thành phố đáng sống bậc nhất này. Đây là lễ hội dân gian truyền thống, có lịch sử lâu đời, mang yếu tố tín ngưỡng tâm linh, và được tổ chức với quy mô rất lớn.
Lễ hội Quan Thế Âm bao gồm hai phần, đó là phần Lễ và Phần Hội, được diễn ra đan xen với nhau
Đây còn là dịp để các Phật tử dâng lên lòng thành kính, cầu nguyện cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, đề cao lòng từ bi, bác ái…
Mới đây, lễ hội Đà Nẵng này được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đó
1.3 Lễ hội Cầu Ngư – Lễ hội Đà Nẵng
– Thời gian diễn ra: 14/1 – 16/1 Âm Lịch
Địa điểm: miếu Thuyền, đường Nguyễn Tất Thành, phường Thanh Khê Đông, thành phố Đà Nẵng
Đã điểm qua những lễ hội Đà Nẵng thì không thể thiếu Lễ hội Cầu Ngư, hay còn có tên gọi khác là Lễ hội Cá Ông rồi. “Ông” ở đây là tiếng gọi tôn kính của các ngư dân dành riêng cho cá voi.
Đây là loài cá thường xuyên giúp người dân vùng biển vượt qua các tai nạn khi lênh đênh trên biển cả
Đây cũng là một trong những lễ hội Đà Nẵng truyền thống, diễn ra hàng năm với mục đích thể hiện lòng biết ơn với các bậc tiền nhân, cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa và một mùa đánh bắt bội thu
1.4 Lễ hội làng An Hải – Lễ hội Đà Nẵng
– Thời gian diễn ra: 10/8 Âm Lịch
– Địa điểm: làng An Hải, thuộc phường An Hải Tây, quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng
Cùng với các lễ hội Đà Nẵng đặc sắc khác, lễ hội làng An Hải được tổ chức thường niên ở thành phố Đà Nẵng xinh đẹp này. Được khôi phục vào năm 2000, lễ hội nhằm nhắc nhở người dân về một cuộc kháng chiến hào hùng và truyền thống chống giặc ngoại xâm, bảo vệ cảng biển Đà Nẵng của quân, dân ta.
Đến với lễ hội Đà Nẵng này, du khách sẽ được đắm chìm vào những điệu hát tuồng với lời ca da diết, hay xem các phần tranh tài gay cấn như lắc thúng, múa lân, điền kinh, hát dân ca, thi cờ…
1.5 Lễ hội rước Mục Đồng – Lễ hội Đà Nẵng
– Thời gian diễn ra: 29/3 – 30/3 Âm Lịch
– Địa điểm: làng Phong Lệ, thôn Phong Nam xã Hòa Châu, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng
Khi tham gia những lễ hội Đà Nẵng mang đậm truyền thống của dân tộc, tín đồ “xê dịch” không thể ngó lơ Lễ hội rước Mục Đồng.
Đây là lễ hội dành cho các bé chăn trâu ở làng Phong Lệ, với ý nghĩa cầu mong một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu
Các bà con hàng xóm trong làng dâng lên các thần linh nhiều hiện vật và linh vật để gửi gắm ước nguyện đó.
Khi du khách trải nghiệm lễ hội Đà Nẵng này, sẽ bắt gặp những cô cậu mục đồng xếp thành hàng dài lần lượt hướng về Cồn Thần trong tiếng chiêng, hay tiếng trống rất sôi động và nhộn nhịp
1.6 Lễ hội làng Túy Loan – Lễ hội Đà Nẵng
– Thời gian diễn ra: 09/01 – 10/01
– Địa điểm: làng Túy Loan, xã Hòa Phong, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng
Tiếp theo, Lễ hội làng Túy Loan cũng góp mặt trong danh sách các lễ hội Đà Nẵng. Đây là lễ hội nhằm ghi nhớ công lao khai thiên lập địa của các vị tổ tiên và truyền thống của làng. Lễ gồm 2 phần là phần lễ và hội. Phần Lễ sẽ gồm lễ rước sắc phong, nhạc lễ dâng hương tế đình nhằm nhắc nhở con cháu tưởng nhớ 5 vị “công thần” Đặng, Lâm, Nguyễn, Trần, Lê. Còn phần hội của lễ hội Đà Nẵng này là các trò chơi dân gian vui nhộn như đẩy gậy, vật tay, kéo co… được người dân và du khách hò reo cổ vũ nhiệt tình.
Trải qua hơn 500 năm, làng cổ Túy Loan vẫn còn giữ nét đẹp truyền thống và được Bộ Văn hóa công nhận là di tích lịch sử quốc gia lần đầu tiên năm 1999
1.7 Lễ hội làng Hòa Mỹ – Lễ hội Đà Nẵng
– Thời gian diễn ra: 12/01 Âm Lịch
– Địa điểm: Làng Hòa Mỹ, phường Hòa Minh, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng
Đã đặt chân đến Đà Nẵng, tham gia lễ hội Đà Nẵng thì không thể bỏ lỡ Lễ hội làng Hòa Mỹ. Đây là lễ hội nhằm nhắc nhở con cháu về truyền thống tốt đẹp “uống nước nhớ nguồn”, kiểm điểm các việc đã làm trong suốt một năm qua, định hướng những việc sẽ thực hiện trong một năm sắp đến và cầu cho một năm mới an khang, thịnh vượng, phát tài phát lộc.
Khi tham gia lễ hội Đà Nẵng này, bạn còn được tận mắt xem các trò chơi dân gian, nổi tiếng như thi viết thư pháp, thi thơ, đập om, kéo co, bài chòi… nữa đó
1.8 Lễ hội đua thuyền – Lễ hội Đà Nẵng
– Thời gian diễn ra: tháng 1 Âm Lịch
– Địa điểm: sông Hàn, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng
Một trong những cái tên “cộm cán” không thể thiếu trong danh sách lễ hội Đà Nẵng đó là Lễ hội đua thuyền. Đây được xem là niềm tự hào và mong muốn khát khao một năm mới đầy may mắn, mưa thuận gió hòa, cuộc sống nhà nhà ấm no. Hàng năm, Lễ hội đua thuyền đều được tổ chức với sự góp mặt “tranh hùng” của hơn 20 đội đến từ các địa phương trong tỉnh Đà Nẵng và nhiều tỉnh lân cận, nào là Quảng Nam, Quảng Ngãi, Huế…
Các thí sinh tham gia lễ hội Đà Nẵng đều là những “anh tài” trai tráng, khỏe mạnh, từ 18 – 35 tuổi
Cuộc đua diễn ra trong không khí vô cùng sôi động, náo nhiệt, thu hút nhiều tín đồ du lịch hò reo, cổ vũ hết mình
1.9 Các lễ hội ở Bà Nà Hills
Bà Nà Hills là một trong những điểm du lịch nổi tiếng và sầm uất bậc nhất tại thành phố Đà Nẵng. Không những vậy, các tín đồ “cuồng chân” còn được hòa mình trong không khí những lễ hội đầy màu sắc và vui nhộn.
– Lễ hội hóa trang Carnival diễn ra từ tháng 4 đến tháng 9 hàng năm. Lễ hội Đà Nẵng này sẽ có sự tham gia của các vũ công người châu Âu và khoác lên mình những bộ cánh sặc sỡ, thể hiện đặc trưng của nhiều quốc gia trên thế giới.
– Lễ hội hoa được tổ chức vào tháng 2 đến tháng 3. Khi du khách tham gia lễ hội Đà Nẵng này, bạn sẽ như lạc vào thế giới đầy hoa thơm, rực rỡ của hoa tulip, nào là hồng, đỏ, vàng, trắng, cam… đua nhau khoe sắc.
1.10 Hội sách Hải Châu – Lễ hội Đà Nẵng
– Thời gian diễn ra: 20/4/2021 – 24/04/2021
– Địa điểm: công viên bờ tây Cầu Rồng, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng
Bên cạnh các lễ hội Đà Nẵng mang đậm tính truyền thống, thành phố đáng sống này còn nổi tiếng với lễ hội sách Hải Châu.
Hội sách có quy mô lớn, với trên 200 gian hàng lớn, nhỏ khác nhau, nhằm tôn vinh giá trị và khẳng định vai trò, vị trí, tầm quan trọng của sách trong đời sống
Thêm nữa, lễ hội Đà Nẵng này còn khuyến khích việc đọc sách, thu hút đông đảo các bạn yêu sách trên khắp cả nước đến giao lưu và trao đổi các kiến thức văn hóa
Trong những ngày này, bạn còn được mua sách với giá siêu ưu đãi và nhiều phần quà từ ban tổ chức luôn nhé!
Trên đây là 10 lễ hội Đà Nẵng độc đáo mà các tín đồ “cuồng chân” cần biết khi đặt chân đến mảnh đất đáng sống bậc nhất này! Bạn có thể tham khảo những lễ hội khác ở Đà Nẵng.