Menu

Review làng nghề dệt Lùng Tám – Gặp gỡ “Nữ hoàng thổ cẩm Hà Giang”

1. “Chiếc” review làng nghề dệt Lùng Tám của cô nàng Trang Chó

1.1 Travel Blogger Trang Chó – Cô nàng Nguyễn Thùy Trang với niềm đam mê xê dịch và review làng nghề dệt Lùng Tám

Những tín đồ cuồng chân có lẽ chẳng còn xa lạ gì với cái tên Trang Chó – Cô nàng Nguyễn Thùy Trang (sinh năm 1995) rất dễ thương, nổi tiếng với những chuyến hành trình của tuổi trẻ, rong ruổi đến 48 tỉnh thành tại Việt Nam, khám phá 9 nước Đông Á và Đông Nam Á rất nhiều lần. Với niềm đam mê của mình, cô nàng đã tạo cho mình một trang cá nhân riêng với 37200 lượt follow và là tác giả cuốn sách “Số nhọ không đọ được lạc quan” được xuất bản vào tháng 11/2020.

Xem thêm: Ngắm nét ngây thơ của trẻ em Hà Giang đón Trung thu qua lăng kính chàng trai 9x

Review làng nghề dệt Lùng Tám - Gặp gỡ “Nữ hoàng thổ cẩm Hà Giang” 2

Hành trình của cô nàng travel blogger Nguyễn Thùy Trang luôn được hàng nghìn bản trẻ theo dõi và chia sẻ trên các trang mạng xã hội. Ảnh: @Trangchoreview

Với kinh nghiệm cùng đam mê của mình, cô nàng 9x đang trên đường trở thành đại sứ truyền cảm hứng xê dịch và sống dũng cảm đến tất cả giới trẻ. Ảnh: @Trangchoreview

Và mới đây, Trang Chó đã có chuyến du ngoạn ghé thăm làng dệt vải Lùng Tám và được gặp “nữ hoàng thổ cẩm Hà Giang”. Tại đây, cô nàng 9x đã được thử trải nghiệm cảm giác của một họa sĩ vẽ tranh trên nền vải thô, cũng như tìm hiểu những điều thú vị xung quanh làng nghề này. Cùng “nín thở” mà ngắm nghía review làng nghề dệt Lùng Tám của travel blogger Trang Chó bên dưới nào bạn ơi!

1.2 “Bắt mạch” tọa độ làng nghề dệt Lùng Tám

Vị trí: thôn Hợp Tiến, xã Lùng Tám, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang, Việt Nam.

Xã Lùng Tám là nơi cư ngụ của đồng bào dân tộc H’Mông với nghề dệt thổ cẩm có từ cha ông ta để lại. Theo review làng nghề dệt Lùng Tám, nơi đây không chỉ giữ gìn bản sắc riêng của dân tộc, mà còn mang đến nguồn thu nhập ổn định cho các gia đình trong bản, đồng thời cũng là cơ hội để giới thiệu nét đẹp văn hóa vùng cao cho những tín đồ xê dịch trong và ngoài nước biết đến.

Còn một điều ấn tượng nữa về xã Lùng Tám đó chính là sở hữu vị thế vô cùng đặc biệt. Nó nằm giữa một thung lũng nhỏ, nép mình giữa bốn bề núi đá, bốn mùa mây phủ và có dòng sông Miện chảy qua.

1.3 Cơ duyên may mắn nàng travel blogger gặp được “nữ hoàng thổ cẩm Hà Giang”

Qua review làng nghề dệt Lùng Tám, khi đến đây, cô nàng Trang Chó được các vị chủ nhà mặc những bộ quần áo rực rỡ do chính họ tạo ra, chào đón, đi kèm là những nụ cười thân thiện, niềm nở. Trong đó, có cô Vàng Thị Mai, một nghệ nhân nổi tiếng được người dân vùng cao nguyên đá xưng phong là “nữ hoàng thổ cẩm Hà Giang”. Người phụ nữ này được xem là “cánh chim đầu đàn” khi đưa nghề dệt lanh truyền thống, từ chỗ chỉ dành riêng cho người H’Mông, đến bước ra khỏi ranh giới dân tộc, quốc gia trong diện mạo những bộ trang phục có giá lên tới hàng trăm đô la.

Đây là gương mặt của cô Vàng Thị Mai – Review làng nghề dệt Lùng Tám

Chính vì thế, cô nàng 9x cảm thấy bản thân thật hạnh phúc, tự hào khi được gặp tận mắt và được truyền cảm hứng từ một nhân vật lẫy lừng là cô. Thậm chí, nữ travel blogger còn gọi cô Vàng Thị Mai một cách thật gần gũi là mẹ thay vì những cách xưng hô thông thường.

1.4 Cô Vàng Thị Mai và công đoạn hoàn thiện miếng vải lanh đã mê hoặc cô nàng 9x Trang Chó như thế nào?

Gặp “nữ hoàng thổ cẩm Hà Giang” vào một sáng đầu đông mờ sương, ấn tượng đầu tiên khiến Trang Chó hơi “sốc” nhiệt chính là tính cách của nữ nghệ nhân mang đậm chất một “nữ hán tử”. Theo review làng nghề dệt Lùng Tám, cô Mai Thị Vàng có “remix” một chút của người Hải Phòng ăn sóng nói gió, rất hào sảng, lại còn rất thân thiện, mến khách của đồng bào miền ngược.

Cô Vàng Thị Mai thường hướng dẫn các khách du lịch kỹ thuật để vẽ trên vải lanh – Review làng nghề dệt Lùng Tám. Ảnh: @Trangchoreview

– Con vẽ lên tấm vải lanh trắng này được không ạ?

– Con cứ vẽ đi, nhúng đầu bút vào sáp ong rồi cầm thế này này, vẽ thế nào cũng được. Hỏng thì sửa – Mẹ Mai liền đáp lời.

Những tưởng chỉ là lời động viên vậy thôi, ai ngờ nàng Trang Chó cũng “cong mông” lên ngồi suốt tận 20 phút để vẽ cho hết một đường núi Hà Giang.

Nữ travel blogger cũng quyết tâm vẽ cho bằng được. Ảnh: @Trangchoreview

Nhìn sơ qua không khác gì một nghệ nhân chuyên nghiệp phải không nào. Ảnh: @Trangchoreview

Theo như review làng nghề dệt Lùng Tám, vẽ sáp ong là công đoạn gần cuối của phần thô, trong khi trước đó còn tới 49 công đoạn khác như trồng cây lanh, phơi, tước vỏ, tước sợi, dập, luộc, hay nhuộm màu, dệt vải… rồi sau đó mới hoàn thiện công đoạn làm ra miếng vải lanh thổ cẩm.

1.5 Ý nghĩa văn hóa của người Mông qua ẩn chứa sau làng nghề dệt Lùng Tám truyền thống

Qua review làng nghề dệt Lùng Tám, cô nàng Trang Chó cảm thấy mình thật may mắn khi được mẹ Mai chia sẻ những lời vô cùng tâm huyết về việc gìn giữ bản sắc văn hóa địa phương và phát triển du lịch bền vững của vùng cao nguyên đá Hà Giang, cũng như giá trị của vải lanh với người phụ nữ dân tộc H’Mông.

Cô nàng 9x chia sẻ: “Loài người ai thì cũng có mông. Còn phụ nữ Mông thì ai cũng phải biết dệt vải lanh từ nhỏ. Hên sao mà hôm ấy lại được thử mặc chiếc áo vải lanh trị giá 3 triệu đồng sặc sỡ tóe loe màu sắc. Mặc vào trông y như gái bản, nhìn sang hết cả cái con người”.

Đồ thổ cẩm ở đây rất xinh. Mọi người có thể mua về làm quà – Review làng nghề dệt Lùng Tám. Ảnh: @Trangchoreview

Với review làng nghề dệt Lùng Tám mà cô nàng Trang Chó đã chia sẻ tâm đắc, trong tương lai nếu đến Hà Giang, thì mọi người nên ghé thăm hợp tác xã này một lần, để có cơ hội được hiểu sâu hơn về con người, nét sống, đặc trưng văn hóa của đồng bào dân tộc vùng cao.

Bình Luận