Menu

Tìm hiểu về người Phù Lá ở Hoàng Su Phì – Hà Giang

1. Người Phù Lá ở Hoàng Su Phì – Hà Giang cư trú ở đâu?

Người dân đồng bào dân tộc Phù Lá chủ yếu tập trung sinh sống tại xã biên giới Bản Máy (thuộc huyện Hoàng Su Phì) với khoảng 34 hộ dân và 175 nhân khẩu. Ở đây, cộng đồng người Phù Lá được gọi với cái tên khác là Hoa Si Pan, sống hòa nhập với các dân tộc lân cận như người nùng, người Mông, người Dao ở Hà Giang. Ngoài những khó khăn về kinh tế, cộng đồng dân tộc thiểu số này cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức trong quá trình bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống.

Tìm hiểu về người Phù Lá ở Hoàng Su Phì - Hà Giang 2

Người dân Phù Lá tại Hà Giang có số lượng rất hạn chế, sống tập trung thành từng bản nhỏ

2. Cuộc sống của người Phù Lá ở Hoàng Su Phì – Hà Giang

2.1 Đói nghèo đeo bám người Phù Lá

Bước vào bản của những hộ dân người Phù Lá ở Hoàng Su Phì – Hà Giang bạn sẽ thấy các ngôi nhà đất trình tường quen thuộc của đồng bào dân tộc thiểu số ở nơi đây. Dân tộc Phù Lá sống tập trung dưới thung lũng những chân núi, như “lòng chảo” giữa rừng Hà Giang. Những làn khói bếp vẫn lặng lẽ bốc lên từ những nóc nhà Phù Lá. Nhưng điểm đặc trưng dân tộc này là chỉ ăn hai bữa một ngày, vào 9h sáng và 3h chiều thay vì 3 bữa như những dân tộc khác.

Cuộc sống của người Phù Lá tại Hà Giang vẫn còn rất nhiều hạn chế, thiếu thốn và khó khăn chồng chất

Đến đây bạn nên tìm gặp ông Sùng Sào Chín, ông là đảng viên duy nhất đại diện cho cộng đồng người Phù Lá cũng đồng thời là người cao tuổi được người dân tin tưởng, tín nhiệm. Ông rất nhiệt tình với du khách, đặc biệt là những người muốn tìm hiểu về văn hóa của cộng đồng tộc người Phù Lá. Ông là một trong số ít những người Phù Lá ở Hoàng Su Phì – Hà Giang thông thạo tiếng phổ thông. Trò chuyện với ông du khách sẽ được nghe về những khó khăn mà người dân ở đây gặp phải, chuyện trồng ngô, cấy lúa, chuyện mùa màng thất bát, chuyện chăn nuôi mà chẳng đến đâu… Vô vàn những câu chuyện đời thường nhưng qua lời kể của ông lại trở nên hấp dẫn vô cùng.

Những người Phù Lá ở Hoàng Su Phì – Hà Giang dù cuộc sống khó khăn nhưng vẫn luôn nở nụ cười trên môi và nồng hậu tiếp đón du khách

Người dân Phù Là chỉ sống với nguồn duy nhất là nông nghiệp, quanh năm với nương ngô, ruộng lúa, chăn nuôi thêm vài con trâu, bò, gà, lợn… Nhiều gia đình vẫn chẳng đủ ăn chứ đừng nói gì đến việc có cuộc sống đủ đầy. Trong nhà chỉ cần có một chiếc tivi là đã hạnh phúc lắm rồi. Theo lời kể của cán bộ địa phương: “37 hộ với 157 nhân khẩu thì có tới 20 hộ nghèo, 10 hộ cận nghèo, chỉ có 7 hộ không nghèo thôi nhà báo ạ”. Thế mới thấy người dân ở đây đã phải trải qua cuộc sống khó khăn như thế nào.

Xem thêm: Đặc sắc của người Lô Lô ở Đồng Văn – Hà Giang

2.2 Ước mong một cuộc sống đủ đầy

Vì cuộc sống quá đỗi thiếu thốn và khó khăn, thế nên nhiều người Phù Lá chỉ có mong ước giản đơn là có thêm thu nhập, để mua thức ăn, rồi mua những vật dụng thiết yếu cho cuộc sống của gia đình, có tiền cho con cái đi học… Như vậy đã là hạnh phúc lắm rồi.

Những đứa trẻ Phù Lá lớn lên trong hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn nhưng vẫn nỗ lực học tập để tìm thấy con đường tương lai tươi sáng hơn

Những năm gần đây, kinh tế Hà Giang đã có nhiều khởi sắc. Nhờ du lịch đi lên, các du khách đến khám phá bản làng dân tộc thiểu số ở Hoàng Su Phì ngày càng nhiều. Nhờ vậy cũng đã giúp người dân có thêm thu nhập, bán những mặt hàng thủ công cho du khách, cho thuê chỗ cho du khách ở qua đêm… Một phần trong cuộc sống của người dân Phù Lá đã được cải thiện đáng kể, những cơ sở hạ tầng phục vụ cơ bản cho cuộc sống đã được địa phương hỗ trợ. Vì thế chúng ta hoàn toàn có thể tin tưởng rằng, trong những năm tiếp theo kinh tế tại đây cũng sẽ được cải thiện hơn nữa, chất lượng cuộc sống của tất cả các hộ gia đình được nâng cao.

Với nụ cười luôn nở trên môi, chúng ta có thể tin rằng những điều tốt đẹp chắc chắn sẽ đến với cộng đồng người Phù Lá Hà Giang

3. Quá trình gìn giữ văn hóa của người Phù Lá ở Hoàng Su Phì – Hà Giang

3.1 Văn hóa lâu đời của người Phù Lá

Vì đã có lịch sử cư trú lâu đời tại Hà Giang nên dân tộc Phù Lá sở hữu những nét văn hóa độc đáo và đa dạng. Từ những nghề truyền thống đến nếp sống sinh hoạt hàng ngày, văn hóa tín ngưỡng… đều có sắc màu riêng. Dù hiện tại kinh tế tại địa phương vẫn còn rất hạn chế nhưng đồng bào dân tộc Phù Lá hết sức nỗ lực để bảo tồn, gìn giữ được bản sắc văn hóa truyền thống của mình. Nổi bật nhất phải kể đến kiến trúc làm nhà ở, nghề đan lát và thêu thùa, trang trí trang phục truyền thống.

Cuộc sống dần dần được cải thiện chính là sự đền đáp xứng đáng cho những nỗ lực của người Phù Lá

Hầu hết trang phục mặc hàng ngày cho đến những đồ truyền thống cho dịp lễ tết đều được người phụ nữ Phù Lá tự tay khâu vá. Ngay từ khi còn nhỏ họ đã được mẹ, được bà chỉ dạy cách dệt vải, khâu vá, cách tạo nên những bộ trang phục đẹp nhất. Từng đường kim mũi chỉ đều được họ trau chuốt tỉ mỉ, cần cù ngày qua ngày dệt nên. Trang phục của cả gia đình sẽ được người vợ, người mẹ dành công sức và tình yêu thương để thực hiện. Do đó mỗi bộ trang phục mà người Phù Lá ở Hoàng Su Phì – Hà Giang khoác lên trên mình đều thể hiện lòng tự hào và sự khéo léo của người phụ nữ trong gia đình.

Những người phụ nữ Phù Lá tự tay dệt nên các bộ trang phục với màu sắc nổi bật, rực rỡ

Bên cạnh trang phục Phù Lá còn có một kho tàng âm nhạc dân gian đặc sắc như hát kể, hát giao duyên, sáo cúc kẹ, kèn lá… Những loại hình dân gian này được lưu truyền trong cộng đồng từ đời này qua đời khác, do các bậc cao niên truyền dạy lại cho con cháu. Đến hiện tại rất may mắn là các thế hệ sau của tộc người Phù Lá vẫn gìn giữ những nét đẹp văn hòa này một cách trọn vẹn.

Xem thêm: Những nét văn hóa đặc trưng của người Pà Thẻn ở Hà Giang

3.2 Những khó khăn trong quá trình gìn giữ văn hóa của người Phù Lá ở Hoàng Su Phì – Hà Giang

Cùng với quá trình phát triển kinh tế và hòa nhập cộng đồng, việc khôi phục và giữ gìn những bản sắc văn hóa của dân tộc Phù Lá đã gặp những khó khăn nhất định. Một bộ phận người trẻ không còn am hiểu về những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, không còn thành thạo tiếng hát, điệu múa truyền thống…

Những đứa trẻ người Phù Lá ở Hoàng Su Phì – Hà Giang lớn lên là hi vọng về cuộc sống tươi sáng hơn và cũng là thế hệ tiếp nối những truyền thống ngàn đời của tộc

Bên cạnh đó để phát triển kinh tế, địa phương đã tạo điều kiện cho nhiều bạn trẻ rời quê hương lên thành phố làm việc. Vì thế tại địa phương chủ yếu là người già, trẻ em nên cũng rất khó để gìn giữ những phong tục tập quán vốn có. Đây chính là một trong những thử thách lớn nhất mà dân tộc này phải vượt qua trong quá trình hòa nhập, hướng đến mục tiêu phát triển nhưng không làm mất đi bản sắc vốn có.

Những lễ hội hàng năm vẫn được người Phù Lá tổ chức để gìn giữ, phát huy tục lệ tổ tiên để lại

Những bản nhỏ của người Phù Lá ở Hoàng Su Phì – Hà Giang vẫn nằm im lìm, bình yên giữa núi rừng Đông Bắc hùng vĩ. Mặc dù hiện nay còn vô số những khó khăn, từ kinh tế đến quá trình xây dựng đời sống mới, gìn giữ văn hóa, tiếp thu văn minh và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Hi vọng người dân nơi đây sẽ nhận được thật nhiều sự hỗ trợ từ địa phương, đồng thời phát triển du lịch bền vững để tìm thấy con đường đi lên phù hợp nhất.

Bình Luận