Trí tuệ là gì? 9 loại hình trí tuệ của con người

Trí tuệ (hoặc thông thái, sáng suốt, thông tuệ, sự khôn ngoan) là khả năng suy nghĩ và hành động sử dụng kiến thức, kinh nghiệm, sự hiểu biết,…

Trí tuệ là khái niêm khá lâu đời và độc lập với trí thức. Trong tác phẩm “10 Bí quyết thành công của người Do Thái”, tác giả Lý Hạo, nhà nghiên cứu người Trung Hoa, có một phần rất hay bàn về Trí tuệ và Tiền bạc.

Trí tuệ do thái
Minh hoạ: Người do thái

Tóm lược là, Người Do Thái có một chuyện vui cười nói về mối quan hệ giữa trí tuệ với của cải. Có hai học giả nói chuyện với nhau. “Trí tuệ và tiền bạc cái nào quan trọng hơn?” Người kia trả lời: “Tất nhiên là trí tuệ quan trọng hơn!”. “Vậy tại sao người có trí tuệ lại phải làm việc cho người giàu có nhiều tiền bạc. Người giàu lại không phải phục vụ người có trí tuệ?

Ai cũng đều thấy các học giả triết gia phải chiều lòng theo ý muốn các triệu phú, còn các triệu phú lại có thái độ trịnh thượng đối với người có trí tuệ. Người có trí tuệ biết được giá trị của tiền bạc, còn triệu phú liệu có luôn hiểu rõ giá trị của trí tuệ?

Không thể cho rằng lời nói của học giả thiếu đạo lý bởi con người ta có biết được giá trị của đồng tiền mới đi làm việc cho nhà giàu. Chỉ những ai không biết giá trị của trí tuệ mới lên mặt đối với bậc trí giả.

Trí Tuệ và Tiền Bạc luôn là một nghịch lý. Người có trí tuệ đã biết được giá trị của tiền bạc, vậy tại sao không dùng trí tuệ để kiếm tiền bạc?

Biết được giá trị của đồng tiền nhưng vẫn phải dựa vào sự phục vụ các triệu phú để kiếm sống. Vậy trí tuệ là gì và còn đáng được coi trọng không?

Trí tuệ là gì?

Theo khái niệm thông thường, trí tuệ là kết quả của hoạt động trí thức (intellect). Trí thức được tích luỹ, rồi được hấp thụ, rồi mới chuyển hoá để được thành Trí tuệ, dựa trên lý trí (raison). Dùng đến lý luận, khái niệm, ngôn từ, và chủ yếu bao gồm những sự hiểu biết, ý thức chung, kinh nghiệm, những kiến thức và cái nhìn sâu sắc đã được gom góp lại. Trí tuệ gắn liền với các thuộc tính như phán đoán không thiên vị, lòng trắc ẩn, hiểu biết về bản thân theo kinh nghiệm, tự siêu việt và không dính mắc và các đức tính như đạo đức và nhân từ.

trí tuệ là gì
Trí tuệ là kết quả của hoạt động trí thức

Đó là hiện tại của Con Người. Thông qua Trí tuệ Con Người thực hiện chức năng sống. Và tất cả các hoạt động khoa học, tất cả các hoạt động kinh doanh, tất cả các hoạt động chính trị, hệ thống tôn giáo và các hoạt động tâm lý,…

Các loại trí tuệ hiện nay?

các loại trí tuệ con người
Các loại trí tuệ

Theo cách phân chia thông thường nhất thì có 3 loại trí tuệ.

  1. Trí tuệ được sinh ra từ tri thức.
    Thông qua quá trình học tập, trãi nghiệm, tích lũy kiến thức qua thời gian rồi dần hình thành nên trí tuệ. Hay nói một cách khách, chúng được trao dồi mỗi ngày thông qua các hoạt động sống, học tập trên lý thuyết. Điển hình như các học giả, có vốn hiểu biết rộng và sâu thông qua hoàn con đường kiên trì học tập và rèn luyện bản thân.
  2. Trí tuệ trí thông minh.
    Trí thông minh là khả năng đạt được, áp dụng kiến ​​thức và kỹ năng một cách nhanh chóng và không cần trãi qua quá trình học tập hoặc học tập rất ít. Bẩm sinh đã có sẳn một trí thông minh, từ đó dễ dàng vận dụng để hiểu biết thế giới quan xung quanh một cách nhanh nhất. Trí thông minh thường được đo lường bằng chỉ số IQ, từ đó có thể phân chia thành 9 loại trí thông minh khác nhau.
  3. Trí tuệ cảm xúc.
    Trí tuệ cảm xúc đề cập đến khả năng nhận thức, kiểm soát và đánh giá cảm xúc của bản thân. Mỗi người điều có một cá tính khác nhau từ đó sinh ra những loại trí tuệ khác nhau

3 thuộc tính quan trọng của trí tuệ con người.

Trí tuệ có ba thuộc tính, đó là tính Vận động, tính Sáng tạo và tính Chủ quan. Đây mới là điều quan trọng.

Tính vận động.

Năm 1983, giáo sư Howard Gardner, giáo sư về giáo dục tại Đại học Harvard, Trong cuốn sách có tên Các mô hình của Tư duy: Học thuyết Đa trí tuệ, ông đã đưa ra nhiều nghiên cứu để củng cố lý thuyết của mình rằng trí tuệ của con người đa diện chứ không phải đơn diện.

Giáo sư Howard Gardner đã chuyển trọng tâm từ câu hỏi “Bạn thông minh bao nhiêu?” thành “Bạn thông minh như thế nào?” Sự dịch chuyển tinh tế nhưng hết sức quan trọng này thực sự đã mạnh mẽ phủ định quan điểm cũ, cho rằng: “Tiềm năng trí tuệ của một người hoàn toàn có thể được đánh giá đầy đủ thông qua chỉ số IQ”.

Trí thông minh
Người tiềm năng trí thông minh

Đúng thật vậy, IQ chỉ đánh giá mức độ trí thông minh của một người, là một phần của trí tuệ con người có được. Bản lĩnh Trí tuệ được hấp thụ từ Tri thức của Khoa học, của Tự nhiên, của Nghệ thuật, của Cuộc sống.

Qua kinh nghiệm của cuộc sống, từ niềm hân hoan của thành công, từ mùi vị cay đắng của thất bại, mà bản lĩnh Trí tuệ được hình thành, được bồi đắp, được hun đúc. Người già nhiều Trí tuệ, ngườ trẻ ít Trí tuệ.

Người từng trải giàu Trí tuệ, người ít lăn lộn trong cuộc sống nghèo Trí tuệ. Trí tuệ phát triển theo thời gian, luôn vận động phát triển theo những trải nghiệm của cuộc sống, trong một đời người.

Tính sáng tạo.

Sáng tạo là thuộc tính thứ hai của Trí tuệ. Stephen Hewking, nhà vật lý hàng đầu hiện nay, trong tác phẩm “Lược sử Thời gian”, đã lược sử toàn bộ quá trình phát triển của ngành Vật lý.

Ông cũng chỉ rõ, chỉ có tính Sáng tạo của Trí tuệ, Tri thức của Vật lý, Tri thức Khoa học, Tri thức của Thế giới mới phát triển được. Tồn tại trong hệ quy chiếu của Aristotle, mọi vật đều cố định và trái đất thì đứng yên.

Người có trí tuệ luôn sáng tạo không ngừng.
Người có trí tuệ luôn sáng tạo không ngừng.

Trí tuệ sáng tạo của Galileo, không chấp nhận điều đó. Trên tháp nghiêng Pisa nổi tiếng, Galileo đã chứng minh được các vật có khối lượng khác nhau đều rơi với cùng một vận tốc.

Và sau đó Newton có một bước nhảy về những định luật chuyển động và định luật về lực hấp dẫn, mở ra một kỷ nguyên mới về phát triển vật lý.

Cơ học Newton ra đời, đặt dấu chấm hết cho ý niệm về vị trí tuyệt đối trong không gian. Nhiều thế kỷ sau, lại một bước nhảy nữa, đứng trong hệ quy chiếu của Newton, hệ quy chiếu 3 chiều, Trí tuệ sáng tạo của Albert Einstein không chịu dừng lại.

Ông xây dựng nên lý thuyết tương đối. Vũ trụ có thể được mô phỏng bằng việc chia ra nhiều mảng, mỗi mảng được gắn cho nó một toạ độ 3 chiều. Vũ trụ không có thời gian tuyệt đối, thay vào đó mỗi một cá thể có một độ đo thời gian khác nhau, tuỳ thuộc vào vị trí và tốc độ chuyển động của nó.

Và lý thuyết tương đối đã vứt bỏ khái niệm thời gian tuyệt đối. Một kỷ nguyên mới về vật lý vũ trụ lại được mở ra. Tính Sáng tạo của Trí tuệ tạo ra bước nhảy cho Tri thức.

Tính chủ quan.

Trí tuệ có tính Chủ quan. Trong Tâm thức con người, cùng với Trí tuệ luôn có Tâm trí. Đó là những cảm xúc, những suy luận, những định kiến, những phán xét, những liên hệ,… Tâm trí lôi kéo Trí tuệ. Tâm trí là lăng kính của Trí tuệ.

Qua 5 giác quan (mắt, tai, mũi, lưỡi và thân) chúng ta luôn nhận biết được 5 đặc tính của sự vật (sắc, thanh, hương, vị và xúc). Chúng ta thấy một Bông hoa mọc ven đường; cảm nhận được hương thơm nhè nhẹ, bồi hồi bởi sắc tím nhàn nhạt,…

Hãy cảnh giác với Tâm trí, tâm trí đã hiện về rất nhanh, và rất nhanh. Nếu ta vui, tâm trí sẽ mách bảo ta sẽ mua một cây hoa này để trồng, ta sẽ hái những đoá hoa này tặng bạn, ta sẽ trồng bên hồ nước sau nhà,…

Nếu ta buồn, tâm trí sẽ hiện về, rằng bông hoa này đẹp nhưng mình không thích nó gợi đến kỷ niệm buồn, hoa này đẹp nhưng bán khá đắt tiền, hoa này đẹp nhưng hương vị nhạt nhoà, hoa này nhà bên cạnh cũng có ta sẽ trồng bụi hồng rực rỡ cho nó đẹp hơn,…

Nếu bạn là người hiểu biết, có thể tâm trí sẽ hiện về: đấy là cây thuộc họ gì, chỉ mọc ở vùng nào, chỉ ra hoa vào thời gian nào,… Tâm trí hiện lên đủ chuyện: phải hay trái, đúng hay sai, đẹp hay xấu,… để rồi khởi lên mọi thứ tâm thiện hoặc ác.

Tâm trí không những khởi lên những vấn đề của hiện tại, mà còn nhớ lại các cảnh thuộc quá khứ, mơ ước các cảnh trong tương lai cũng mãnh mẽ không kém.

Tâm trí luôn liên hệ với vô minh, với ngã chấp, luôn cho sự vật những ý nghĩa theo ngã, ngã sở, theo các tâm tham, sân, si, đầy phiền não, mà lãng quyên đi thật tướng của sự vật. Làm che mờ đi Tâm thức đối với thật tướng của sự vật, chỉ là một vật với màu sắc, hình tướng, do nhân duyên mà có đó, đó chỉ là một bông hoa.

Trí tuệ trong quan điểm Phật Giáo

Sự phân tích đa diện của Trí tuệ là một khám phá thú vị, nhưng chưa phải là tất cả. Một phương diện rất lớn khác là Trí tuệ tâm linh, chưa được đề cập tới.

Khoa học về trí tuệ không chỉ thuộc về Triết học Duy vật, nó thuộc về Cuộc sống. Triết học Duy tâm đã có những hiểu biết khá sâu sắc về Trí tuệ. Phật giáo đã biết về Trí tuệ từ hai ngàn năm trăm năm trước.

Trí tuệ theo quan điểm phật giáo
Trí tuệ theo quan điểm phật giáo

Phật dạy: “Người có trí tuệ tự tại sáng suốt, tránh khỏi hầm hố tội lỗi; trí tuệ chân thật là chiếc thuyền kiên cố, đưa chúng sinh khỏi biển khổ sông mê, là liều thuốc chữa được muôn ngàn bệnh tật, là chiếc búa sắt đập tan rừng phiền não, là lưỡi dao bén cắt đứt lưới vô minh”

Trí tuệ là cái tánh sáng suốt xét soi cùng khắp không bị ngăn che, trở ngại. Trí tuệ theo Phạn ngữ gọi là “Prajna”, tiếng Trung Hoa dịch âm là Bát-nhã, hay Đại trí tuệ. Để chỉ rõ cái rộng lớn, linh diệu, hiệu quả của trí tuệ, nhiều khi trong kinh còn gọi là Bát-nhã-Ba-la-mật, nghĩa là trí tuệ sáng suốt cùng tột và chắc chắn sẽ đưa người tu hành đến quả vị Phật.

Nếu vô minh là cái màn đen tối bao trùm vạn vật, làm cho chúng sinh không nhận được sự thật của vũ trụ vạn hữu và do đó làm cho chúng sinh phải đau khổ, thì trí tuệ trái lại, là cái khí giới duy nhất có công dụng phá tan được màn vô minh ấy, làm cho chúng sinh thấy rõ được sự thật vũ trụ vạn hữu, và thể nhập vào sự thật ấy để sống một cuộc sống an vui, tốt đẹp.

Nói về trí tuệ, trong Kinh Di Giáo, Phật dạy: “Người có trí tuệ không tham trước, tự tại sáng suốt, tránh khỏi hầm hố tội lỗi; trí tuệ chân thật là chiếc thuyền kiên cố, đưa chúng sinh khỏi biển khổ sông mê, là ngọn đèn sáng soi miền hắc ám, là liều thuốc chữa được muôn ngàn bệnh tật, là chiếc búa sắt đập tan rừng phiền não, là lưỡi dao bén cắt đứt lưới vô minh”.

3 loại trí tuệ trong Phật Giáo.

  1. Trí tuệ phát sanh bằng cách nghe lời dạy của người khác (sutamaya panna, Văn Huệ) là loại đầu tiên. Xưa kia, chưa có sách vở, ấn loát, nên đi học có nghĩa là đến nghe lời thầy giảng dạy rồi ghi nhớ nằm lòng. Do đó những nhà học giả thời bấy giờ được gọi là “bahussuta”, người đã có nghe nhiều (đa văn).
  2. Lối hiểu biết thứ nhì phát sanh do sự suy luận, “cintamaya panna”, Tư Huệ. Những kiến thức khoa học có tánh cách thực dụng của người phương Tây là sản phẩm của lối hiểu biết nầy.
  3. Cách thứ ba để trở nên sáng suốt là khai thông trí tuệ bằng lối thực hành thiền tập (bhavanamaya panna, Tu Huệ).

Trí tuệ là yếu tố cực kỳ quan trọng trong Phật Giáo. Trong Bát Chánh Đạo, Chánh Kiến (Samma-Ditthi) đứng đầu. Tuệ là một trong bẩy nhân sanh Quả Bồ Đề (Dhamma Vicaya Sambojjhanga). Tuệ là một trong bốn năng lực để thành đạt Tứ Thần Túc (Vimansa Iddhipada, nghiệm chứng bốn phép thần thông: dục, niệm, tấn, tuệ). Tuệ là một trong năm lực tinh thần (Pannabala, Tuệ Lực), và cũng là một trong năm khả năng kiểm soát tâm (Pannindriya, Tuệ Căn). Chính nhờ trí tuệ mà hành giả tiến đến trạng thái hoàn toàn Thanh Tịnh, và Giải Thoát cùng tột.

9 loại hình trí tuệ của con người hiện nay.

Bởi vì trí tuệ là kết quả của hoạt động trí thức, nếu cho rằng có sự phát triển theo thời gian thì có thể phân chia làm nhiều cấp bậc khác nhau:

1. Trí tuệ cao sang:

Trái tim trong sáng, bề ngoài ngây thơ.

Cảnh giới cao nhất của con người là biết tất cả mọi thứ nhưng tỏ ra ngu ngốc không biết gì. Những người như vậy không phải là vô duyên, không vượt trội, dễ gần mà là những người dễ tiếp cận hơn so với mọi người.

Thể hiện bản thân, không có gì hơn là muốn mọi người nhìn bạn với con mắt khác, không có gì hơn là sự phù phiếm nhưng khi bạn chen chúc trong công việc, nơi làm việc không tránh khỏi đôi khi tự hỏi liệu như thế đã là thông minh hay chưa?

2. Trí tuệ của miệng.

Không chửi thề, không đánh giá

Nói đến điều này chắc hẳn có rất nhiều nạn nhân trong vấn đề này. Lý do là bởi trong cuộc sống không có gì nhiều hơn tình yêu và lợi nhuận, tình yêu sẽ đo được sự đúng sai của con người.

Điều đáng xấu hổ nhất là những người đó lời nói không được người khác chú ý, không được lắng nghe gây ra những hiểu lầm trong mọi thời đại. Vì vậy nếu bạn thận trọng lời ăn tiếng nói ngay từ đầu thì có khả năng bạn sẽ tránh được nhiều rắc rối.

3. Trí tuệ nhẫn nhịn.

Biết trước biết sau, lùi một bước tiến trăm bước

Những anh hùng thực sự là những người có thể tiếp cận, không ai có thể chắc chắn rằng cuộc đời mình có thể thuận lợi trong suốt quãng đời còn lại. Khi có thể tự hào thì cứ tự hào, khi thất vọng thì cố gắng chịu đựng.

Tại thời điểm này, sự nhẫn nhục của thời gian là nếm tất cả thị hiếu của cuộc sống. Sự nhẫn nhục trong sự thất vọng là biết trước, biết sau và biết rút lui.

4. Trí tuệ bao dung:

Dĩ hòa vi quý, khoan dung rộng lượng

Nhầm lẫn là một loại trọng lượng, nó như nước mắt rơi trong sa mạc, lúc đó cần phải dĩ hòa vi quý, sự khoan dung và hào phóng khiến bạn bao dung được những lỗi lầm đó.

Mỗi một con người sẽ có con đường của riêng mình, khi bạn bao dung với người khác bạn cũng tích lũy tình cảm của họ dành cho mình. Khi con người có đủ sự bao dung, rộng lượng tâm hồn người đó cũng được thoải mái và thanh thản hơn, không muốn sân si với bất cứ điều gì trên đời.

5. Trí tuệ làm người.

Bề ngoài ngây ngốc, bên trong hiểu biết

Con người không phải ai cũng ngoan ngoãn, tốt bụng vì vậy làm người không nên quá thông minh, đôi khi bất cẩn một chút, đôi khi hồ đồ một chút nhường chỗ cho người khác giành chiến thắng.

Hãy nhìn xa trông rộng, đừng chằm chằm nhìn vào khuyết điểm của người khác.

6. Trí tuệ sinh tồn.

Linh hoạt, bình tĩnh, thận trọng

Một người đi vào chùa để thăm thiền sư, vì cánh cửa chùa rất thấp, anh ta không chú ý nên anh ta đã bị đập đầu vào cửa. Thiền sư nói với anh ta rằng nếu bạn không chạm vào đầu mình thì bạn phải biết học cách cúi đầu. Điều này cũng đúng với tất cả mọi người trong mọi trường hợp.

7. Trí tuệ giao tiếp.

Trong một môi trường cần sự giao tiếp, thật giả lẫn lộn, cần sự khôn khéo và thực tế. Một người giỏi có thể làm bạn với bất kỳ ai ngay cả khi những người khác xúc phạm anh ta cũng có thể mỉm cười và đối mặt.

8. Trí tuệ xử lý công việc.

Yếu đuối mọi lĩnh vực, khó bị nhầm lẫn

Con người một khi đã vấp ngã thì lần sau liệu họ có cẩn thận hơn không? Vấp ngã nhỏ thì tạo ra nỗi đau nhỏ, vấp ngã lớn thì tạo ra nỗi đau lớn. Một khi đối mặt với đủ mọi cung bậc cảm xúc thì dù có vấp ngã với nỗi đau lớn như thế nào đi nữa con người cũng sẽ thản nhiên mà đón nhận.

9. Trí tuệ tu luyện: Đạt dược cuộc sống mãn nguyện, hài lòng.

Khái niệm cuộc sống bị nhầm lẫn khi nhu cầu cuộc sống có nhiều thay đổi. Dù là hài lòng hay hạnh phúc thì cũng có thể nhìn thấy mọi thứ, khi bị sỉ nhục cũng không bị sốc vì đã đủ sự bình tĩnh và vui vẻ để đối mặt.

Nếu bạn muốn đạt được cuộc sống mãn nguyện bạn cần phải có một trái tim bình thường, hãy để mọi thứ diễn ra theo dòng chảy và đừng quan tâm đến đúng sai. Nếu bạn không đủ năng lượng và tràn đầy sức sống thì tại sao lại bận tâm, lo lắng đến những điều không đâu.

Cách nhận biết người có trí tuệ?

Nhận biết người có trí tuệ
Nhận biết người có trí tuệ

Người có trí tuệ là người có thể quan sát mọi sự vật, sự việc đang diễn ra một cách rõ ràng, chính xác đúng sự thật về bản chất, hình thức cũng như các tính chất khác của các sự việc, sự vật tại từng thời điểm cụ thể của cả tiến trình đang diễn ra vì cuộc sống vẫn luôn liên tục tiếp diễn, các sự việc, sự vật cũng luôn liên tục thay đổi được hình thành, thay đổi, biến chuyển, phát triển, thoái hóa, hoại diệt, rồi mất đi.

Họ là người biết rõ những giá trị gì sẽ đem lại lợi ích cho bản thân mình. Nếu nhận thấy giá trị đó đem lại lợi ích thì cũng xác định rõ là giá trị đó đem lại lợi ích lớn tới mức nào, và cho khía cạnh nào của cuộc sống của mình. Đồng thời chúng ta cũng biết rõ là để có được những giá trị đó thì chúng ta sẽ phải đánh đổi cụ thể những gì (như vật chất, tinh thần, thời gian…).

Bên cạnh đó, chúng ta cũng biết rõ để duy trì, bảo dưỡng và sử dụng những giá trị lợi ích này thì chúng ta cũng sẽ phải tiếp tục tiêu hao nhiều giá trị khác nữa.

Từ đó sẽ cân nhắc và quyết định với từng giá trị lợi ích cụ thể, thì khi nào chúng ta nên tiếp nhận, khi nào nên sử dụng, và khi nào thì từ bỏ.

Người có trí tuệ là người luôn giữ được sự bình tâm tự nhiên. Vì nếu không giữ được sự bình tâm tự nhiên thì không thể có được sự sáng suốt để quan sát và đánh giá mọi vật, mọi việc một cách khách quan chính xác được, cũng không thể đưa ra được những quyết định sáng suốt, đồng thời cũng không thể hành động chính xác, đúng thời điểm để đạt hiệu quả cao nhất được.

Người có trí tuệ càng sâu sắc thì lại càng biểu hiện rõ ràng qua những điểm sau:

Giữa cảm xúc và lý trí luôn có sự cân bằng.

Trí tuệ không cho phép bạn lúc nào cũng để cảm xúc hoặc lý trí lấn át, bạn luôn kiềm chế và kiểm soát để 2 yếu tố được cân bằng. Người có trí tuệ và giữ cân bằng được cả hai yếu tố có thể gọi là “tinh thần thép”.

Trân trọng và sử dụng thời gian một cách hiệu quả.

Trong đời sống thường ngày, chúng ta thường hoàn thành một công việc nào đó không đúng thời gian đã đặt ra. Đồng thời bạn luôn có lý do để biện minh cho sự chậm trễ của mình.

Riêng đối với người có trí tuệ mạnh mẽ thì họ sẽ biết sắp xếp công việc, biết mình nên làm gì trước, tập trung vào việc cần làm để tránh lãng phí thời gian, mang lại hiệu quả trong công việc.

Tin tưởng bản thân có khả năng thích ứng và thay đổi phù hợp.

Cuộc sống luôn biến đổi từng giờ, từng ngày. Chính vì thế, con người chúng ta cũng không ngừng thay đổi để đuổi kịp thời đại. Tuy nhiên, do còn quá mới mẻ nên nhiều vấn đề bạn chưa kịp thích ứng, rất khó để làm quen và thay đổi. ở người có trí tuệ, họ có thể đối đầu với những thay đổi mới một cách trực tiếp, khắc phục và làm quen nhanh chóng.

Mạnh mẽ đối mặt với nỗi sợ hãi của bản thân.

Hầu như ai cũng muốn tránh mặt nỗi sợ hãi của chính mình. Một số ít lại cố gắng đối mặt với nỗi sợ để thể hiện bản thân nhưng rồi cũng lại bỏ cuộc giữa chừng. Tuy nhiên người có tinh thần thép thì họ lại luôn làm đơn giản mọi vấn đề. Họ sẽ chọn cách đương đầu với khó khăn đến cuối cùng bằng sức lực của chính mình.

Học hỏi, rút kinh nghiệm từ những sai lầm trước.

Hiểu biết sâu rộng chưa hẳn là toàn bộ những gì mà trí tuệ có thể làm được. Một người sở hữu sức mạnh trí tuệ sẽ không biện minh hay gạt bỏ những sai trái của mình. Họ sẽ tìm cách rút kinh nghiệm, dựa vào những sai lầm đã xảy ra để làm tốt hơn vào những lần sau đó.

Bạn tìm thấy con người hiện tại và luôn cố gắng trở thành người mà mình muốn.

Trí tuệ là gì mà lại có thể khiến bạn mạnh mẽ như vậy? Một người có sức mạnh trí tuệ sẽ biết chấp nhận con người hiện tại của bản thân. Họ cũng không ngừng cố gắng mỗi ngày để trở thành người mà họ muốn trong tương lai.

Bạn luôn vui mừng cho thành công của mọi người.

Nếu là người có sức mạnh tinh thần kém cỏi, chắc chắn sẽ cảm thấy ganh tỵ trước những thành công của người khác. Trong khi đó, người có trí tuệ mạnh mẽ sẽ biết vui mừng cho những thành công mà người khác đạt được.

Tập trung khai thác kỹ năng của bản thân chứ không tìm cách khoe khoang chúng
Đa số mỗi người chúng ta đều mong muốn được người khác biết đến và chấp nhận kỹ năng, ưu điểm của mình. Nhưng người có trí tuệ lại không thể hiện điều đó, thứ mà họ muốn đó chính là tập trung rèn luyện kỹ năng của mình hoàn thiện hơn mỗi ngày.

Chịu trách nhiệm về những gì bản thân đã làm.

Người sở hữu sức mạnh trí tuệ sẽ không đùn đẩy trách nhiệm. Họ sẵn sàng chấp nhận thất bại và nhận trách nhiệm về mình nếu như đó là công việc của họ.

Bạn luôn coi khó khăn là cơ hội.

Người có sức mạnh tinh thần không tốt sẽ đứng khựng lại, vấp ngã trước những khó khăn. Trong khi đó, nếu bạn là người có trí tuệ thì những thách thức này không là gì đối với bạn, bạn sẽ biến thách thức thành cơ hội cho chính mình.

Sẵn sàng giải quyết nếu có vấn đề phát sinh.

Đôi khi, một công việc sẽ không diễn ra suôn sẻ như những gì bạn nghĩ và đã lập trình sẵn, Chắc chắn khi thực hiện, sẽ có những vấn đề phát sinh. Nhưng vấn đề ở đây chính là bạn có chấp nhận những phát sinh đó và giải quyết nó một cách êm đẹp hay không. Nếu là người có trí tuệ mạnh mẽ, bạn sẽ làm được.

Luôn sẵn sàng học hỏi những điều mới.

Một người có trí tuệ lớn mạnh sẽ biết học hỏi những điều mới để mình phát triển toàn diện hơn nữa. Những điều mới mẻ có thể là thử thách, có thể thất bại, nhưng họ sẽ không sợ.

Cách phát triển trí tuệ như thế nào?

Trí tuệ của con người không dựa vào bằng cấp, mà dựa vào chính bản thân tư duy sáng tạo của người ấy ở mỗi cấp độ khác nhau.

Nếu bạn hỏi người Do Thái điều gì là quan trọng nhất, câu trả lời chắc chắn sẽ là “trí tuệ”. Tri thức đương nhiên quan trọng, nhưng nó chỉ là cơ sở ban đầu để rèn luyện trí tuệ.

Trí tuệ phát triển qua quá trình sáng tạo
Trí tuệ phát triển qua quá trình sáng tạo

Tuy trí tuệ của các học giả triết gia được gọi là “Trí Tuệ” nhưng không phải là trí tuệ thực sự vì nó không có quan hệ gì với cuộc sống, với đồng tiền.

Đó chỉ đơn giản là Tri thức, thứ được tích luỹ từ sách vở, tích luỹ từ trường lớp. Nó chưa được hấp thụ vào trong Trí óc, chưa được hấp thụ vào trong Trái tim, chưa thể chảy trong từng mạch máu, thấm đậm trong từng tế bào,…

Để có thể hình thành nên một Bản lĩnh. Đó chưa phải là Trí tuệ. Nó phải khuất phục trước sự kiêu hãnh của đồng tiền sao có thể quan trọng hơn tiền bạc.

Trái lại các triệu phú không có tri thức uyên thâm như học giả, nhưng lại biết chi phối đồng tiền thu nhận được giá trị của nó. Họ có Trí tuệ dựa vào đồng tiền để sai khiến Tri thức, các Triệu phú mới có Trí tuệ thức sự.

Nên để có được trí tuệ thì bẩm sinh đóng vai trò quan trọng vì những người có chỉ số IQ sẽ dễ dàng học hỏi nhanh hơn người khác và tích luỹ kinh nghiệm nhanh hơn. Ngoài ra, chúng ta cần phải học tập không ngừng, học hỏi từ nhiều người khác, bất kể người già, trẻ nhỏ, người giàu sang hoặc nghèo khó. Vì mỗi người điều có những kinh nghiệm riêng cho cuộc sống

Bạn có thích bài viết này?

10k Points
Upvote Downvote
Đăng ký
Thông Báo Khi
guest
0 Comments