Mục đích sống của bạn là gì? 9 bước để xác định mục đích sống ý nghĩa

Bí ẩn cuộc sống con người không nằm ở việc tồn tại, mà ở tìm được mục đích sống

Xã hội phát triển cùng với nhiều tiện ích đã hỗ trợ cho việc con người có một cuộc sống tiện nghi và an toàn hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, nếu không có mục đích sống. Đến một thời điểm nào đó bạn sẽ mất phương hướng và cảm thấy cuộc sống không còn ý nghĩa.

Mặt khác, có rất nhiều cộng đồng cho rằng có một mục đích sống sẽ giúp con người có một tinh thần hăng hái hơn trong công việc và sinh hoạt.

mục đích sống

Có rất nhiều ý kiến cho rằng, công việc đóng một phần quan trọng trong việc tạo ra một cuộc sống thoải mái. Nhiều người cảm thấy việc nhận được một mức lương vào mỗi đầu tháng đã thoả mãn cuộc sống của họ.

Đa số những người như vậy có một mục đích sống khác, nơi mà tiền và sự ổn định đóng vai trò quan trọng, mà họ hoặc trách nhiệm của họ phải đối mặt/ hoàn thành.

Khó có thể kết luận đó là một cuộc sống tốt hay không. Có thể niềm vui của những người như vậy là mỗi sáng thức dậy là được thấy con đến trường, mỗi tối là được đón con đi học, hoặc đơn thuần là được thấy gia đình còn cơm ăn mỗi tối.

Như bố tôi chẳng hạn, ông đã sống với nghề bác sĩ gần 40 năm. Không phải vì ông ngại thay đổi mà vì mỗi khi chúng tôi đi học về và có một lời chào thân mật, ông lại cảm thấy hạnh phúc vì điều đó.

hạnh phúc bên gia đình

Tuy nhiên, có những người có ước mơ xa hơn. Đa số họ là những người trẻ, những người vẫn còn khao khát một cơ hội, nơi mà những cố gắng của họ được đền đáp bằng một kết quả mỹ mãn, sẵn sàng từ bỏ sự ổn định mà đi tới những quyết định khác nhau.

Khi ấy, một mục đích sống khác sẽ được đặt ra, một mục đích sống mà sự tự do về mọi mặt (tài chính, công việc, thời gian,…) được đưa lên hàng đầu.

Mục đich sống của họ là thay đổi giá trị bản thân theo hướng tích cực nhằm tự đặt ra những luật lệ cho riêng mình. Suy cho cùng, những thứ ấy giúp những người trẻ có những hành động cụ thể hơn.

Mục đích sống là gì?

Hiểu nôm na thì mục đích sống là đích đến của cuộc đời bạn. Điều làm bạn cảm thấy cuộc đời có ý nghĩa. Để khi đạt được rồi thì lúc nhắm mắt xuôi tay bạn không có gì phải tiếc nuối. Để bạn có đủ can đảm vượt qua những nỗi sợ hãi và tin tưởng vào chính mình.

Đi tìm và thực hiện những việc khiến bạn mỉm cười và quên đi thời gian. Kể cả khi bạn chưa chắc chắn, hãy thử bước vào một chặng đường khám phá, thử nghiệm và tận hưởng hành trình đó.

hành trình tìm mục đích sống

Đừng lầm mục đích sống với những mục tiêu ngắn hạn. Ví dụ như có được một ngôi nhà, hay chiếc xe mang tên mình,… Đó chỉ là những mục tiêu nhỏ trên hành trình đạt được mục đích sống của bạn.

Bởi khi đạt được những mục tiêu đó bạn sẽ loay hoay không biết nên làm gì tiếp theo. Bạn sẽ lại rơi vào khủng hoảng: Mình sinh ra trong cuộc đời này để làm gì? Mục đích sống là thứ cao hơn vật chất, và cần trau dồi hàng ngày hàng giờ để đạt được.

Vì sao phải tìm mục địch sống của bạn?

Steve Job – CEO quá cố của Apple – từng nói: “Thời gian là hữu hạn, vì thế đừng lãng phí nó để sống cuộc đời của một người khác”. Sống mà không có mục tiêu, cuộc đời này sẽ chỉ là vô nghĩa và trống trống. Bạn sẽ cảm thấy mình bị mắc kẹt mà không có một phương hướng hay lối thoát nào.

Steve Job - CEO quá cố của Apple - từng nói: Thời gian là hữu hạn, vì thế đừng lãng phí nó để sống cuộc đời của một người khác

Hầu hết những người chúng ta gặp đều cố gắng chi phối con đường mà chúng ta đi. Cha mẹ muốn chúng ta theo đuổi ngành y, bạn bè muốn chúng ta phải sống thế này thế nọ.

Nếu chỉ biết ngoan ngoãn nghe theo, kể cả khi biết rằng họ chỉ muốn tốt cho mình, một ngày nào đó, bạn sẽ thức tỉnh và nhận ra bản thân đang làm một thứ ghét cay ghét đắng. Khi ấy, bạn không còn là chính mình. Bạn chỉ là một bản sao phản chiếu ước ao của người khác.

Trong thập niên 40, Viktor E. Frankl là một tù nhân bị giam trong trại tập trung của phát xít Đức. Bất chấp những những sự đau khổ và tàn bạo mà ông trải qua, điều khiến Frankl không từ bỏ cuộc chiến đấu khốc nghiệt để dành được sự sống chính là mục đích sống.

Ông tìm thấy ý nghĩa trong sự đấu tranh của bản thân, và đó là điều tạo ra sức mạnh giúp ông vượt qua những đau đớn nằm ngoài sức tưởng tượng.

Những người có lẽ sống thì có thể chịu đừng gần như bất kể chuyện gì - Viktor E. Frankl

Chỉ qua một câu nói, Viktor đã tóm gọn triết lý giải thích vì sao con người có thể sống sót trong các trại tập trung mà không mất đi nghị lực để sống. Trong cuốn sách “Đi Tìm Lẽ Sống”, Viktor viết, “Những người có lẽ sống thì có thể chịu đừng gần như bất kể chuyện gì.”

Margie nói tiếp “Hẳn vậy, chỉ khi bạn tìm được mục đích, bạn mới tìm được can đảm để chấp nhận những rủi ro cần thiết để bước lên phía trước, hay có động lực những lúc gặp khó khăn và thay đổi cuộc sống bạn theo một hướng mới, với nhiều khó khăn nhưng cũng nhiều trải nghiệm đáng giá.

William Cowper từng nói: “Cuộc sống là một cuộc trao đổi kì lạ. Cuộc sống nợ chúng ta rất ít, nhưng chúng ta nợ cuộc sống mọi thứ. Hạnh phúc đích thực duy nhất đến khi chúng ta “hoang phí” bản thân để tìm được mục đích.

Một mục đích rõ ràng thách thức bạn cải thiện bản thân và tập trung vào những việc làm giúp bạn tới gần hơn những điều bạn thực sự muốn trong cuộc sống.

Với một mục đích rõ ràng, bạn có thể tìm được những tư liệu, ý tưởng hay những con người cùng chung ý tưởng. Nếu thiếu mất yếu tố này, những nỗ lực bản bỏ ra có thể bị lãng phí và dẫn đến trạng thái hỗn loạn.

Chẳng còn cách nào khác, bạn phải đi tìm mục đích sống cho mình, dù đây chẳng phải là một nghiệm vụ dễ dàng. Vấn đề nằm ở chỗ là chúng ta không biết mình phải bắt đầu từ đâu.

Có những loại mục đích sống nào?

Sống để hạnh phúc.

“Hạnh phúc không thể tự tìm đến, sở hữu hay kiếm được; hạnh phúc cũng không phải là ăn no hay mặc đẹp. Hạnh phúc là những trải nghiệm tinh thần khi ta sống mỗi phút giây với tình yêu, ân sủng và lòng biết ơn. “- Denis Waitley

Một trong những kết luận rõ ràng nhất mà chúng ta có thể tìm đến là cần phải hạnh phúc. Tâm lý học phổ biến hiện nay thường sẽ nâng tầm hạnh phúc, biến nó thành thứ đức hạnh cao nhất, và điều này cũng được phản ánh trong những giáo lý chính thống của Phật giáo, cũng như những giáo lý của Đức Đạt Lai Lạt Ma.

Thật không may, chúng ta thường không biết chính xác hạnh phúc là gì, và do đó, sẽ khó có thể tìm được. Để biết làm thế nào để tìm thấy hạnh phúc, và có hay không nó là một mục đích trọn vẹn cho cuộc sống, trước tiên bạn cần phải khám phá loại hạnh phúc nào có ý nghĩa với bạn.

mục đích sống là sống để hạnh phúc

Để trả lời câu hỏi này, hãy định nghĩa hạnh phúc của bản thân, hạnh phúc có ý nghĩa như thế nào với bạn. Khi có cái nhìn rõ ràng về điều này thì bạn mới có thể theo đuổi hạnh phúc và tìm hiểu xem liệu nó có phải đáp án mà bạn vẫn kiếm tìm bấy lâu không.

Có thể hạnh phúc là cảm thấy tinh thần thoải mái, an tâm hàng ngày, hay là cảm nhận được những niềm vui nhỏ nhoi trong cuộc sống, hay là bảo vệ được sức khỏe cho bản thân và những người thân yêu.

Một khi bạn có một hình ảnh phản chiếu rõ ràng của bất cứ điều gì gọi là hạnh phúc, bạn có thể bắt đầu dõi theo nó thật sát nếu nó mang lại cho bạn ý nghĩa cuộc sống, đây chính là câu trả lời cho một câu hỏi lớn.

Sống để yêu thương.

Không chỉ tự yêu bản thân mà còn dành tình yêu cho người khác khi tay trong tay nhưng cuối cùng họ không thể phân biệt được.” – M. Scott Peck

Tất cả các triết lý và tôn giáo lớn đều tán thành tầm quan trọng của tình yêu. Tình yêu dường như là một tác nhân chữa lành cho đau khổ của con người và một cái gì đó kết nối chúng ta qua thời gian và văn hóa.

mục đích sống là sống để yêu thương

Khi chúng ta có thể yêu thương người khác một cách vô điều kiện, chúng ta thấy môi trường của chúng ta tự nhiên trở thành một nơi ổn định và đẹp đẽ, và lăng kính chúng ta nhìn thấy thế giới sẽ tích cực và hiệu quả hơn.

Vậy liệu có phải mục đích sống của mình là tìm được người bạn đời sẽ đồng hành với mình suốt quãng đường sắp tới. Thật ra, điều quan trọng là trước khi tìm đến tình yêu với người khác, hãy nhìn lại bản thân và học cách yêu chính mình.

Khi biết trân trọng bản thân, bạn sẽ nhìn mọi thứ theo chiều hướng tích cực hơn, tự tin hơn và nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy rằng có sự tự tin và biết trân trọng bản thân sẽ giúp cuộc sống của bạn trở nên hạnh phúc hơn rất nhiều.

Khi đó, bạn cũng sẽ dễ dàng lan tỏa tinh thần tích cực, sự trân trọng và quan tâm đến người khác.

Mục đích sống là để lại di sản cho thế hệ mai sau.

Tất cả đàn ông và phụ nữ tốt, phải chịu trách nhiệm tạo ra các di sản để đưa thế hệ tiếp theo đến một cấp độ mà chúng ta chỉ có thể tưởng tượng.” – Jim Rohn

Trong một xã hội ngày càng cạnh tranh, việc để lại di sản thường được xem như là giá trị quan trọng nhất. Đây là cách để chúng ta cảm thấy mình được xã hội trân trọng và tưởng nhớ kể cả khi đã mất đi.

Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là bạn phải làm một thứ gì đó thật lớn lao. Hãy bắt đầu từ những thứ nhỏ bé, đơn giản nhất như xây dựng một gia đình của riêng mình, giáo dục con cái tốt bằng cách cải thiện một vài điều mà bạn nghĩ mình đã không được học hỏi khi còn bé.

Mục đích sống là để tạo ra sự khác biệt tích cực.

Mục đích cuộc sống là tạo nên sự khác biệt trong cuộc sống của một ai đó mỗi ngày, kể cả chính bạn.” Dow Zantamata

Mục đích sống của bạn để tạo ra sự khác biệt tích cực nghe có vẻ là một lý do có phần sáo rỗng. Nhưng khi áp dụng điều này vào thực tiễn, nó lại thực sự có ý nghĩa đối với mỗi người, bởi chúng ta có thể chứng kiến được thành quả lao động của mình ngay lập tức.

Một lần nữa, cần phải nhấn mạnh rằng tạo ra một sự khác biệt tích cực không cần phải là bất cứ điều gì lớn lao.

Chúng ta chịu tác động bởi truyền thông xã hội và văn hóa đường đại để nghĩ rằng chỉ có một ảnh hưởng tầm cỡ lớn mới xứng đáng theo đuổi, nhưng thực tế là những thay đổi nhỏ, có thể nhìn thấy thường mang lại nhiều lợi ích cá nhân tốt hơn.

Mục đích của cuộc sống là tạo ra ý nghĩa của riêng bạn.

“Bản thân cuộc sống không có ý nghĩa. Mỗi người trong chúng ta tạo ra ý nghĩa và chúng ta đưa nó vào cuộc sống. Đó là một câu hỏi lãng phí, khi mà bạn đã có câu trả lời. “- Joseph Campbell

Từ khi Nietzsche trình bày về cái chết của thần thánh hơn một trăm năm trước, chúng ta đã thấy sự suy giảm đáng kể trong việc phổ biến rộng rãi các tôn giáo trên thế giới.

Những gì đã theo sau đã thay đổi rất nhiều trong xã hội của chủ nghĩa hiện sinh và chủ nghĩa nhân văn (hai triết lý đã trở nên tương đối phổ biến). Những ý thức hệ này cho thấy rằng ý nghĩa là cái gì đó chúng ta tạo ra, không phải cái gì đó được trao cho chúng ta bởi một sức mạnh to lớn hơn.

Mục đích của cuộc sống do đó theo triết lý hiện sinh, là tạo ra ý nghĩa của riêng bạn và chính bạn mang nó thành thực tại.

Mục đích của cuộc sống là có nhiều trải nghiệm.

“Trong vòng hai mươi năm tới bạn sẽ hối tiếc, bởi những điều bạn không làm hơn những việc bạn đã làm.” – Mark Twain

Một cách khác để chúng ta tìm thấy được mục đích sống của mình là sở hữu thật nhiều kinh nghiệm, trải nghiệm phong phú. Mỗi người chúng ta chỉ có một cuộc đời duy nhất.

Vì vậy, cuộc sống sẽ có ý nghĩa hơn khi ta biết trân trọng và tận hưởng những trải nghiệm của con người thông qua năm giác quan. Du lịch, giải trí, tình yêu, các mối quan hệ, đồ ăn ngon, bài tập năng động, các trải nghiệm khác lạ sẽ là những cách để chúng ta thực hiện điều này.

Mặc dù không phải ai cũng có điều kiện để trải nghiệm du lịch hay giải trí hàng ngày, những hãy nắm lấy từng cơ hội kể cả nhỏ nhất để khám phá và không tiếc nuối.

Có rất nhiều cách khác nhau để trả lời câu hỏi ‘sống để làm gì?’, bằng cách nhìn lại những trải nghiệm của bản thân, trao đổi về hạnh phúc, về cuộc sống, bạn sẽ tìm lại được những lý do để hành động nhìn về tương lai.

Mục đích của cuộc sống là tìm thứ gì đó quan trọng đủ để chịu đựng đau khổ

“Nếu mọi thứ trong cuộc sống đều có ý nghĩa, thì hẳn cũng có ý nghĩa riêng cho sự đau khổ” – Viktor Frankl

Đau khổ là một phần không thể tránh khỏi của cuộc sống, và dễ hiểu, nó mang rất nhiều người đến với câu hỏi về mục đích và ý nghĩa của cuộc sống. Có một số cách tiếp cận khác về việc chịu đựng đau khổ.

Các triết lý phương Đông như Phật giáo và Ấn Độ giáo tin rằng ý nghĩa của cuộc sống là thoát khỏi chu kỳ đau khổ. Mặt khác, một cách giải thích phương Tây, ví dụ như của Viktor Frankl và Friedrich Nietzsche là tìm ra điều gì đó trong cuộc sống đủ ý nghĩa để chịu đựng sự đau khổ.

Nietzsche gói gọn điều này trong cụm từ nổi tiếng của mình “Người có lý do để sống có thể chịu đựng gần mọi thứ.”

Vậy cuối cùng làm sao có thể biết chính xác mục đích sống của bạn là gì?

Cách tìm ra mục đích sống của bạn là gì?

Việc xác định rõ ràng mục đích sống của bạn sẽ giúp cho cuộc sống của bạn có nhiều ý nghĩa hơn và vượt qua mọi khó khăn và hướng đến thành công dễ dàng hơn.

Cách tìm ra mục đích sống của bạn là gì?

Sau đây là các bước bạn cần thực hiện để xác định được mục đích sống của bạn là gì?

1. Dành thời gian để khám phá bản thân

Có phải bạn vẫn mơ hồ về điều bạn muốn trong cuộc sống?

Vậy thì nhiệm vụ đầu tiên của bạn chính là dành thời gian để khám phá bản thân và suy nghĩ về điều bạn muốn làm. Lấy giấy bút và bắt đầu viết những điều quan trọng với bạn trong cuộc sống. Bạn cũng có thể tưởng tượng tới tương lai. Một tương lai lý tưởng với bạn.

Ở giai đoạn này, bạn có thể viết chung chung, nhưng cố đừng viết quá mơ hồ. Ví dụ, nếu điều đầu tiên xuất hiện trong đầu bạn là “có một ngôi nhà có hồ bơi trị giá 20 tỷ” thì tốt thôi, không sao cả.

2. Suy nghĩ về lý do

Khi đã có được một bản chung chung điều bạn muốn trong cuộc sống hãy suy nghĩ về lý do mà bạn muốn nó. Hãy áp dụng 5 câu hỏi tại sao liên tiếp để tìm ra lý do gốc rễ đằng sau những mong muốn đó. Đó có khả năng chính là mục đích sống của bạn.

Ví dụ: Tại sao bạn lại muốn có một ngôi nhà có hồ bơi trị giá 20 tỷ? – Bởi tôi muốn sống trong một ngôi nhà tiện nghi hơn

Tại sao bạn lại muốn sống trong một ngôi nhà tiện nghi hơn? – Vì hiện giờ tôi đang sống nhờ ở nhà của ba mẹ, cuộc sống khá bất tiện

Tại sao bạn lại cảm thấy bất tiện khi sống ở nhà của ba mẹ? – Bởi ba mẹ tôi già rồi mà còn phải nuôi tôi, 3 người sống trong một ngôi nhà nhỏ, ba mẹ tôi cũng không thoải mái

Tại sao bạn lại cảm thấy như vậy? – Bởi tôi rất yêu ba mẹ mình, tôi muốn họ có một cuộc sống tốt hơn

Như ví dụ trên, bạn thực sự đã tìm ra lý do bạn muốn có một ngôi nhà 20 tỷ. Bởi bạn yêu thương ba mẹ mình. Mục đích sống của bạn rất có thể nằm ở nhóm Sống yêu thương. Hãy tiếp tục tương tự với các mong muốn khác của bạn.

Sau khi đã xác định được đích đến cuối cùng của bạn là gì? Thì tiếp bạn cần trả lời những câu hỏi tiếp theo phía dưới để bạn đặt ra những mục tiêu nhỏ hơn và cách thực hiện những mục tiêu nhỏ đó như thế nào?

Ví dụ: Để xây một ngôi nhà lớn, bạn cần phải biết cấu tạo của ngôi nhà bao gồm những gì? Sau đó mới biết sử dụng vật liệu, công cụ thích hợp nào để xây nên.

3. Bạn yêu thích điều gì?

Dù điều đó có ngu ngốc hay ngớ ngẩn đến đâu cũng chẳng quan trọng. Có thể bạn thích thu thập đá, cũng có thể bạn thích đi du lịch. Quan trọng là điều đó mang lại cho bạn niềm vui.

Một trong số những hoạt động ưa thích của tôi là kể chuyện. Tôi thích chia sẻ các câu chuyện với mọi người, bởi tôi được sáng tạo và tự do khám phá thế giới.

Hãy dừng lại một chút để tưởng tượng xem bạn sẽ làm gì nếu có cả một ngày chỉ dành cho mình – không cần chịu trách nhiệm với người khác?

4. Điều gì là quan trọng?

Một trong những câu hỏi quan trọng khi đi tìm mục đích sống chính là: điều gì là quan trọng với bạn? Nó phụ thuộc hoàn toàn vào niềm tin và giá trị của bạn. Chẳng hạn, tôi là người đề cao gia đình – tôi cảm thấy đây là thứ quan trọng nhất với mình. Do đó, mục đích sống của tôi là xây dựng gia đình của riêng mình.

Vậy bạn muốn làm gì để tạo nên sự khác biệt? Đó có thể là một mục tiêu lớn, ví dụ như mở một công ty hoặc viết một cuốn sách hay đủ để đoạt giải thưởng. Đó có thể là một mục tiêu nhỏ bé, chẳng hạn như giúp đỡ hàng xóm và trở thành người tốt hơn.

Hầu hết chúng ta đều không nhận ra tầm ảnh hưởng của mình đối với người khác thông qua những hành động đơn giản. Chúng ta chẳng cần phải giàu có hay nổi tiếng mới có thể làm nên sự khác biệt.

5. Bạn làm tốt điều gì?

Điều này bao gồm cả câu hỏi: Bạn muốn cải thiện điều gì? Bạn muốn trở thành người giỏi nhất ở lĩnh vực gì. Có thể bạn muốn trở thành một doanh nhân hàng đầu , một nhà văn, một nghệ sĩ, hoặc một ca sĩ.

Sau khi nghĩ về những giấc mơ lớn lao, hãy nghĩ đến những mục tiêu nhỏ giúp bạn hoàn thành được điều đó. Không phải ai cũng có thể tự mình nhìn ra, vì thế hãy hỏi mọi người xung quanh bạn – bạn bè, gia đình và đồng nghiệp. Họ sẽ chỉ cho bạn những thứ bạn còn thiếu. Tuy nhiên, bạn đừng nên quá phụ thuộc vào ý kiến của họ, cũng đừng cố gắng bắt chước mục đích sống của người ta.

6. Bạn có tài năng gì?

Tài năng ở đây chính là các kỹ năng mềm. Bạn sở hữu những phẩm chất hay kỹ năng mềm nào mà bạn thấy có giá trị với mình?

Chẳng hạn, tôi là một người giỏi lắng nghe. Khi bạn bè gặp vấn đề, họ sẽ tìm đến tôi vì tôi luôn lắng nghe họ.

Bạn cũng có thể là một người làm việc có tổ chức. Có thể bạn giỏi lên kế hoạch hoặc biết đồng cảm với mọi người. Những tài năng này rất có thể đã phát triển từ hồi bạn còn nhỏ, vì thế bạn cần phải xem xét liệu chúng có thể đóng vai trò gì đối với con đường đi tới thành công của mình.

7. Điều gì thôi thúc bạn trong cuộc sống?

Hầu hết những người tôi biết đều có thôi thúc mãnh liệt nào đó trong cuộc sống. Chẳng hạn như anh bạn tôi quen từ hồi học cấp hai luôn có mong mỏi được dấn thân vào lĩnh vực an ninh mạng. Em trai tôi luôn tin rằng định mệnh đã sắp để nó có cơ hội thi trượt tuyết tại Thế vận hội Olympics.

Vậy bạn cảm thấy mình sinh ra để làm điều gì?

8. Trở ngại nào đang cản trở bạn?

Biết được mục đích sống của mình là việc rất quan trọng, nhưng xác định những nguy cơ tiềm ẩn, những chướng ngại vật đang đe dọa mình cũng cần thiết không kém.

Những trở ngại và nguy hiểm này có thể là bất cứ thứ gì. Đối với tôi, tôi từng cảm thấy vô cùng khó khăn khi phải tìm thời gian để tập viết lách dù vừa đi học vừa đi làm thêm.

Nếu bạn không tìm thấy bất kỳ chướng ngại vật nào, mục đích sống của bạn có vẻ quá dễ dàng. Thế nhưng, những thứ khiến cuộc sống của chúng ta có ý nghĩa nhất thường cũng là những thứ khó khăn nhất. Việc bạn phải cố gắng để đạt được kết quả mình mong muốn sẽ khiến cho thành quả của bạn trở nên ngọt ngào hơn rất nhiều.

9. Mục đích sống của tôi sẽ thay đổi ra sao?

Qua thời gian, mục đích sống sẽ từ từ thay đổi theo sự trưởng thành của chính bạn. Ở mỗi giai đoạn, bạn lại là một con người hoàn toàn khác, vì thế bạn không thể mong chờ mục đích sống lúc nào cũng giống nhau.

Từ khi còn nhỏ, tôi luôn cảm thấy viết lách là một phần con người mình. Mục đích sống của tôi chính là dùng ngòi bút để làm lay động lòng người. Thế nhưng, theo thời gian, tôi được trải nghiệm nhiều thứ hơn trên thế gian này và tôi biết rằng mục đích sống của mình sẽ còn đổi thay trong tương lai.

Quan trọng là bạn phải biết tạo điều kiện để mọi thứ phát triển cùng mình. Khi niềm tin và giá trị của bạn thay đổi, mục đích của bạn cũng thay đổi theo. Đó là điều bạn cần phải chấp nhận.

Cuộc sống không bao giờ chỉ toàn những đường thẳng, mà luôn ngoằn ngoèo, đầy những ổ gà, ổ voi, thậm chí là cả ngõ cụt. Đến một nào đó, bạn sẽ phải tự tay mở ra một con đường của chính mình.

Sau khi đã xác định được rõ ràng mục đích sống và từng mục tiêu một, bạn sẽ không còn phải loay hoay suy nghĩ mình nên làm gì? Từ đó, ngày càng bạn sẽ tìm được ý nghĩa cuộc sống thật sự của mình và sẽ không bao giờ lãng phí từng giây phút nào cả.

Nói tóm lại, mục đích sống là điều cần thiết để có một cuộc sống hạnh phúc. Hạnh phúc chính là niềm vui sau những nỗ lực và thất vọng.

Thật vậy, làm sao người ta biết được đó là ngày nắng nếu không có ngày mưa. Việc đặt ra một mục tiêu dài hạn là điều mà mỗi người nên phải có.

Vậy mục đích sống của bạn là gì?

Bạn có thích bài viết này?

10k Points
Upvote Downvote
Đăng ký
Thông Báo Khi
guest
4 Comments
Hana
Hana
1 year ago

Mục đích sống của cuộc đời tôi chính là có những trải nghiệm và hướng đến những điều hạnh phúc. Tôi không phải là người ham vật chất, cũng không phải là kiểu người thích những nơi xô bồ. Tôi chỉ muốn bình yên ở một nơi nào đó. Tôi thích núi rừng, thích màu xanh của núi rừng và vì thế tôi hướng đến cuộc sống an nhiên.

SĐT
169389
trackback
2 years ago

Tìm được mục đích cuộc sống sẽ tìm được giá trị của hạnh phúc

trackback
Thảo
2 years ago

Mục đích của cuộc sống là tìm thứ gì đó quan trọng đủ để chịu đựng đau khổ — Khó có thể kết luận đó là một cuộc sống tốt hay không.

trackback
hieuthem
2 years ago

đôi khi cứ ngẫm nghĩ, mình sinh ra để làm gì. chắc lẻ đi làm, kiếm sống, ăn, ngủ, vui chơi rồi đợi ngày chết hay sao?